(HBĐT) - Theo thống kê, từ tháng 1 - 3, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) huyện Lạc Sơn tiếp nhận 3.903 hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đã giải quyết và trả kết quả 2.658 hồ sơ, đang giải quyết 1.256 hồ sơ, không có hồ sơ bị quá hạn.


Cán bộ, công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Lạc Sơn thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, vì Nhân dân phục vụ. 

Xây dựng nền hành chính công thân thiện

Theo đồng chí Bùi Văn Lịnh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, thời gian qua, ngoài việc dành ngân sách hơn 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình "một cửa” điện tử hiện đại kết nối đồng bộ trong hệ thống dùng chung thống nhất từ huyện đến xã, huyện tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức (CBCC) thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt làm tốt công tác hướng dẫn, giúp đỡ người dân thực hiện các giao dịch hành chính trên các ứng dụng nền tảng số với thái độ tích cực, thân thiện. Nhờ vậy đã tạo ra những đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC) và xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), nhất là khắc phục được những tồn tại, khó khăn trong việc đưa các ứng dụng số vào đời sống trở thành nền tảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, công dân số trên địa bàn huyện.

Việc đẩy mạnh xây dựng CQĐT không chỉ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hướng đến nền hành chính công minh bạch, thân thiện mà còn góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện nay. Đó là đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC tại chính quyền các cấp; tăng cường lòng tin của người dân trong giải quyết TTHC của bộ máy chính quyền các cấp, đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực hiện các DVCTT. Đáng nói hơn, từ việc đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn của CBCC theo phương châm "hướng dẫn người dân biết nộp hồ sơ trực tuyến, biết thanh toán trực tuyến, biết cài đặt và sử dụng các ứng dụng số”, đến nay, đa phần người dân Lạc Sơn khi đến giao dịch tại Bộ phận TN&TKQ cấp huyện, cấp xã đều đã biết nộp hồ sơ trực tuyến; biết thanh toán trực tuyến; biết phản ánh, kiến nghị trực tuyến; biết nhận kết quả trực tuyến; biết cài đặt, sử dụng các ứng dụng điện tử trong giao dịch hành chính trên môi trường điện tử... 

Tạo sự đồng thuận, gần gũi giữa chính quyền và người dân

Từ việc đẩy mạnh xây dựng CQĐT, đến nay hoạt động giao dịch hành chính trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã có chuyển biến tích cực. Người dân được hưởng lợi từ việc thực hiện phương thức giao dịch trực tuyến, đó là: "không đến trực tiếp; không giao tiếp trực tiếp và không phụ thuộc khoảng cách, địa giới hành chính”. Bởi hiện nay, cả 24/24 xã, thị trấn có Bộ phận TN&TKQ được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Người dân từ chỗ quen đến trực tiếp nộp hồ sơ, không biết khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nay được sự hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp của CBCC, tình trạng này đã được khắc phục hiệu quả, nhất là sau khi được tuyên truyền, vận động thực hiện việc cài đặt tài khoản định danh điện tử trên nền tảng ứng dụng VNeID. Đến nay, huyện đã cung cấp 253 DVCTT mức độ 3, mức độ 4. Việc thực hiện thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính liên quan các lĩnh vực có thu phí, lệ phí cũng đạt kết quả tốt. Cùng với đó là việc cắt giảm từ 20 - 50% thời gian giải quyết TTHC qua hệ thống DVCTT ở các ngành, lĩnh vực thuộc UBND huyện đã tạo động lực khuyến khích người dân tham gia thực hiện.

Anh Bùi Tiến Quân, người dân thị trấn Vụ Bản ghi nhận và chia sẻ: Vừa qua tôi thực hiện một số TTHC nhận được sự hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp của cán bộ chuyên môn Bộ phận TN&TKQ quả thị trấn Vụ Bản. Nhờ vậy việc thực hiện các giao dịch hành chính trên môi trường điện tử, qua cổng DVCTT diễn ra thuận lợi. Việc giải quyết các TTHC được thực hiện nhanh chóng, thời gian xử lý nhanh hơn trước rất nhiều. Quá trình giải quyết minh bạch, rõ ràng. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá rất cao phương thức này. Tới đây, khi thực hiện các giao dịch hành chính, tôi tiếp tục sử dụng tài khoản đã được cài đặt để đề nghị giải quyết trên cổng DVCTT.

Đánh giá những kết quả đạt được, đồng chí Bùi Văn Lịnh nhấn mạnh: Từ việc đẩy mạnh xây dựng chính quyền số thân thiện, vì Nhân dân phục vụ đã nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới lề lối làm việc, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện. Đồng thời, tạo sự đồng thuận, gần gũi giữa chính quyền và người dân. Người dân được thụ hưởng dịch vụ, giải quyết TTHC thuận lợi, tránh được tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ cán bộ công quyền. Đây cũng chính là nền tảng để Lạc Sơn từng bước xây dựng chính quyền số, công dân số theo tinh thần Đề án 06/CP của Chính phủ đang được tỉnh quyết liệt thực hiện. 

 Mạnh Hùng


Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục