(HBĐT) - Sáng 19/9, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp nền tảng số tổ chức hội nghị triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số (CKS) và ra mắt ứng dụng Công dân số Hòa Bình.



Đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan nhấn nút ra mắt ứng dụng Công dân số Hòa Bình.

Nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, góp phần quan trọng vào xây dựng công dân số, tạo nền tảng cho một xã hội số bền vững, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CKS công cộng cung cấp miễn phí CKS cá nhân cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Hiện nay, Bộ TT&TT đã cấp phép cung cấp dịch vụ CKS theo mô hình ký số từ xa cho 10 nhà cung cấp dịch vụ. Phương thức ký số từ xa hoặc ký số trên thiết bị di động sử dụng được trên nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, đang là giải pháp ký số cá nhân phù hợp nhất để tích hợp vào các nền tảng thanh toán hoặc các ứng dụng trong giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân…

Tuy nhiên, theo thống kê tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 7.782 chứng thư số công cộng, đạt tỷ lệ 0,9%, xếp hạng thứ 33 toàn quốc. Sở TT&TT đề nghị các doanh nghiệp đảm bảo triển khai cung cấp CKS miễn phí cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo đúng cam kết với tỉnh Hòa Bình. Bố trí nhân lực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận một cửa các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn cung cấp CKS miễn phí và hướng dẫn sử dụng chữ ký số cho người dân.

Về ứng dụng Công dân số Hòa Bình, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng tới kỷ niệm ngày Chuyển đổi số cũng như hoàn thành chỉ tiêu về kinh tế số và xã hội số, Sở TT&TT đã phối hợp với Viễn thông Hòa Bình nghiên cứu, xây dựng ứng dụng chạy trên các thiết bị di động thông minh. Đến nay, ứng dụng Công dân số Hòa Bình đã cơ bản hoàn thiện nhằm mục đích hỗ trợ và hình thành một kênh tương tác chính thống giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp trên môi trường số; góp phần tăng cường tính minh bạch, hiện đại hóa nền hành chính, giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt và hiệu quả hơn nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực; nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp và kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm. Ứng dụng Công dân số Hòa Bình là nền tảng công dân số đầu tiên dành riêng cho tỉnh Hòa Bình.

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan đã ký kết việc phối hợp triển khai thúc đẩy phổ cập CKS trên địa bàn tỉnh; nhấn nút ra mắt ứng dụng Công dân số Hòa Bình.


Hương Lan

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục