Hiện nay, phỏng vấn là cuộc trao đổi bình đẳng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Cũng vì thế, để đánh năng lực và khai phá tiềm năng của ứng viên, nhà tuyển dụng không chỉ sử dụng những câu hỏi phỏng vấn thông thường. Họ thường đặt câu hỏi mở, buộc ứng viên trước khi trả lời phải tư duy sâu không chỉ về công việc mà còn kiến thức về cuộc sống, xã hội.


Dưới đây là một số câu hỏi "hack não”, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn cho các vị trí trên sàn việc làm Bắc Ninh, Hà Nội hay Hải Phòng… sắp tới.


 
Quan niệm của bạn về sự thất bại?

Bạn không biết nên trả lời như thế nào về câu hỏi này. Vì nếu chia sẻ thẳng thắn thì sợ lộ khuyết điểm của bản thân. Do đó, bạn trả lời theo kiểu là nhân sự hoàn hảo, không cho phép bản thân thất bại.

Thực tế, nhà tuyển dụng không đánh giá cao câu trả lời này. Bởi thất bại là điều khó tránh khỏi với bất kể ai. Điều họ muốn biết là cách bạn đối diện thất bại và vượt qua nó ra sao. Do đó, đừng ngại thừa nhận thất bại nếu có. 


 
Hãy kể lại sai lầm cụ thể trong quá khứ. Sai lầm đó đến từ đâu và bạn đã nhận ra bài học gì. Từ đó, bạn đã sửa chữa và thay đổi ra sao để không mắc phải sai lầm tương tự. 

Ví dụ: Sau thất bại đó, tôi hiểu, thất bại chỉ đến khi không cố gắng hết sức. Từ đó với bất kể việc gì, tôi cũng cố gắng, nỗ lực hết sức ngay từ đầu.

Bằng cách trả lời như vậy, bạn chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên mạnh mẽ khi đối diện với thất bại cũng như có sự trưởng thành, tự tin ở hiện tại.

Thành công lớn nhất của bạn đến nay là gì?

Khi nhận câu hỏi này, nhiều ứng viên chỉ chú trọng "khoe” các thành tích. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ. Bạn cần cho nhà tuyển dụng hiểu, quan điểm của bạn về thành công. Theo đó, sự thành công phải khiến bạn hạnh phúc, tự hào về bản thân. Đồng thời, nó phải tạo ra giá trị cụ thể liên quan tới công việc, đóng góp vào sự phát triển công ty, lớn hơn là cho cộng đồng.

Do đó, khi đưa ra thành tích, hãy tập trung vào giá trị bạn tạo ra. Từ đó cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là mảnh ghép còn thiếu cho vị trí mà công ty đang tìm kiếm.

Ví dụ bạn đã hoàn thiện quy trình quản lý giúp tiết kiệm ngân sách của dự án; sáng tạo ra công cụ giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất...

Lần gần nhất bạn thay đổi kế hoạch, mục tiêu là khi nào?

Nhiều ứng viên khi gặp câu hỏi nay sẽ ngay lập tức khẳng định là nhân sự có tính kỷ luật, không bao giờ thay đổi kế hoạch, mục tiêu. Thực tế, chuyên môn, kỷ luật là một phần, khả năng thích ứng, nắm bắt và giải quyết vấn đề cũng là phẩm chất rất cần ở ứng viên.


 
Do đó, đừng ngại khi nói về những lần thay đổi kế hoạch, mục tiêu của bạn. Điều quan trọng, bạn cần đưa ra lý do chính đáng của sự thay đổi đó cũng như kết quả đạt được. Qua đó chứng tỏ sự nhạy bén, linh hoạt, khả năng chịu áp lực thậm chí sự dũng cảm của bạn để công việc đạt kết quả cao nhất.

Bạn xử lý mâu thuẫn trong đội nhóm thế nào?

Kỹ năng làm việc nhóm tốt không chỉ ở khả năng làm việc với nhiều người mà còn ở cách bạn giải quyết mâu thuẫn đội nhóm. Bạn cần đưa ra ví dụ cụ thể về cách từng bước tháo gỡ và giải quyết mâu thuẫn. 

Bạn thể hiện là nhân sự luôn biết cách làm chủ tình hình, sẵn sàng gác lại cái tôi cùng đồng nghiệp bình tĩnh trao đổi, tìm nguyên nhân cốt lõi vấn đề. Từ đó đưa ra giải pháp và tiếp tục làm việc vì lợi ích chung. 

Bằng kỹ năng và phẩm chất đó, bạn chứng tỏ là nhân sự mà nhà tuyển dụng luôn muốn có trong công ty của họ.

Bạn thay đổi thế nào từ khi ra trường?

Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn đừng trả lời theo kiểu "em chẳng có thay đổi gì cả, em vẫn thế”. Nhà tuyển dụng muốn xem, bạn trưởng thành như thế nào sau quá trình làm việc. Từ đó đánh giá tầm nhìn, mục tiêu cũng như đo lường khả năng đóng góp của bạn ở hiện tại.

Do đó, trước khi trả lời, bạn hãy tự làm bước so sánh phiên bản hiện tại với thời điểm khi ra trường. Bạn đã có thêm kinh nghiệm, kỹ năng gì; đã chinh phục được thành tích gì;có thay đổi ra sao về mục tiêu...

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự phát triển bản thân cũng như khát khao có được thành công mới trong tương lai. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao nhân sự như vậy.

Bằng những câu hỏi phỏng vấn thú vị nhưng không dễ trả lời trên, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu sâu về ứng viên, về những điều không có trong CV hay trong buổi phỏng vấn trước đó. Do đó, bạn cần suy nghĩ thật sâu, hiểu rõ mục đích nhà tuyển dụng trước khi đưa ra câu trả lời.


Nam Khánh

Các tin khác


Tecco Garden có những lý do vượt trội gì hút khách mặc dù có diện tích “khủng” tại cửa ngõ phía Nam thủ đô?

(HBĐT) - Cách trung tâm Hoàn Kiếm khoảng 15 phút lái xe, căn hộ Tecco Garden tăng sức hút nhờ hưởng lợi lớn từ quy hoạch đường vành đai 3.5, công viên và hai đồ điều hòa ngay kế cận.

DHome Yên Thủy đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Theo thông báo từ chủ đầu tư - Công ty TNHH Xây dựng Tiến Đạt, khách hàng đã giao dịch sản phẩm thuộc dự án DHome Yên Thủy sẽ được Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vào ngày 21/8 - 23/8/2023.

Khai trương Showroom hợp tác Gỗ An Cường – Nội thất ART Hải Đăng tại TP. Hòa Bình

Ngày 10/6, Công ty Cổ phần gỗ An Cường đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội Thất Art Hải Đăng đã tổ chức khai trương Showroom vật liệu, giải pháp và nội thất tại 31A, đường Hoàng Văn Thụ, Phường Thịnh Lang, Thành Phố Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.

4 lưu ý quan trọng khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

(HBĐT) - Im lặng sau buổi phỏng vấn dễ khiến bạn tự đánh mất cơ hội việc làm của mình. Bởi với phần lớn các nhà tuyển dụng, họ sẽ ưu tiên chọn ứng viên viết thư cảm ơn sau phỏng vấnhơn người không làm điều này.

Nhôm đúc FACO tuyển đại lý tại Hòa Bình- Tặng Vàng Tài lộc

(HBĐT) - Nhà máy sản xuất nhôm đúc cao cấp FACO phát động chương trình tuyển dụng "Đại sứ sản phẩm- Nhận Vàng tài lộc” đến 15/6/2023 tại tỉnh Hòa Bình. Thông qua chương trình, FACO lan tỏa tinh hoa sản phẩm nhôm đúc đang thế mạnh của nghề truyền thống Việt Nam. Theo đó bất kỳ đại lý, nhà phân phối, cá nhân nào đăng ký hợp tác với FACO sẽ được tặng Vàng tài lộc trị giá từ 1 chỉ đến 1 cây để bắt đầu công việc. Tổng giá trị FACO trao cho các đại sứ sản phẩm lên đến 20 cây vàng SJC 9999. FACO sẽ hỗ trợ các đại sứ sản phẩm đào tạo nhân sự, phát triển đại lý, mở rộng thị trường đặc biệt hỗ trợ vốn khởi nghiệp.

5 thiếu sót trong hồ sơ xin việc bạn cần lưu ý

Nếu bạn đang chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc để ứng tuyển công việc mình mơ ước thì nên đầu tư thời gian và công sức. Một số ứng viên còn mắc những thiếu sót làm cho hồ sơ của họ "chìm ngỉm” giữa rất nhiều CV khác. Và thật đáng tiếc, khi chỉ vì một vài sai sót nhỏ nhưng cũng đánh mất cơ hội nghề nghiệp của bạn. Hãy lưu ý một số điều sau đây để bạn có bộ hồ sơ xin việc tốt nhất nhé.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục