(HBĐT) - Cuộc sống dân sinh của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh gắn với những cây cầu và ngầm tràn bắc qua khúc sông, dòng suối. Mùa khô có thể đỡ hơn nhưng mùa mưa nếu xảy ra sự cố hoặc hư hỏng ở đoạn cầu, ngầm này, khó khăn đối với bà con sẽ chồng chất, chưa kể những bất an khi tham gia giao thông mùa lũ về.

 

Sau cơn bão số 1, ngầm Vụ Bản (Lạc Sơn) vẫn trong hiện trạng chia cắt, không thể đi lại.  

Ngầm Vụ Bản (Lạc Sơn) nằm trên trục tỉnh lộ 21B cũ chịu ảnh hưởng cơn bão số 1 xảy ra vào những ngày cuối tháng 7 đang trong hiện trạng tan hoang. Theo những hộ dân sinh sống ở gần khu vực ngầm thì trận lũ năm 2014 đã khiến ngầm tràn này trở thành ngầm yếu, các trụ đã bị võng hẳn xuống, rất nguy hiểm. Sau đó, ngầm được sửa chữa nhỏ để lưu thông đối với xe đạp, xe máy và người đi bộ, đồng thời xây trụ cấm không cho phương tiện xe tải, công nông qua ngầm. Cho đến cơn bão vừa qua, mưa lũ trên sông Bưởi đã phá hủy 15 m ngầm, làm đứt lìa con ngầm dài gần 300 m, mặt ngầm 6 m khiến giao thông qua ngầm tràn này hoàn toàn tê liệt. Từ khi có cầu cứng bắc qua sông Bưởi, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông tuy có giảm nhưng ngầm Vụ Bản vẫn đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu của người dân trong khu vực. Đáng chú ý, con ngầm là hạng mục phát sinh của dự án kè sông Bưởi. Dự án hiện trong giai đoạn chưa được nhà thầu bàn giao nên vấn đề quản lý gần như bỏ ngỏ.  

Từ sau cơn bão số 1, giao thông trên địa bàn xóm Cóc, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) bị tê liệt hoàn toàn bởi toàn bộ tuyến ngầm Hói Đai đã bị phá hủy. Đây là con ngầm duy nhất giúp xóm Cóc thông tuyến về trung tâm xã, về huyện. Chính vì sự tàn phá của thiên tai, hiện nay đời sống của người dân xóm Cóc gặp nhiều khó khăn, muốn ra ngoài chỉ còn cách đi đường rừng qua các xã giáp ranh của huyện bạn Lạc Sơn là Miền Đồi, Quý Hòa. Theo đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện Tân Lạc: ở các mùa mưa bão trước, ngầm Hói Đai cũng bị ảnh hưởng nhưng trong phạm vi huyện có thể sửa chữa, khắc phục được nhưng với tình trạng nêu trên đòi hỏi có nguồn kinh phí rất lớn.  

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, giao thông trên địa bàn huyện Mai Châu bị chia cắt, nhiều công trình cầu, ngầm bị lũ cuốn trôi cho đến nay vẫn chưa thể phục hồi. Theo đồng chí Hà Hiển Nhiên, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng Mai Châu, lũ ống, lũ quét đã làm hư hỏng nhiều cầu dân sinh, cụ thể là cầu Xuân Tiến 1, xã Xăm Khòe; cầu treo xóm Ngõa, xã Bao La. Một số cầu khác bị hỏng mố, trụ cầu, lan can gây khó khăn, nguy hiểm cho việc đi lại của nhân dân hiện vẫn chưa có vốn để xây dựng lại. Tại huyện Kim Bôi, ngầm Bai Tô, xã Đú Sáng cũng đã bị mưa lũ làm hư hỏng, cản trở giao thông đi lại, đồng thời làm cô lập các hộ dân sinh sống quanh vùng.                     

Theo Chi cục PCTT & TKCN tỉnh: Chỉ trong một thời gian ngắn, tỉnh ta liên tiếp chịu thiên tai do cơn bão số 1, cơn bão số 2 và cơn bão số 3 gây ra. Đối với giao thông, thiệt hại của cơn bão trước chưa kịp khắc phục thì cơn bão sau đã ập đến gây ra những thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại từ các địa phương, tuyến tỉnh lộ và giao thông nông thôn toàn địa bàn có 25 cầu, cống bị hư hỏng, 4 ngầm bị cuốn trôi, 4 trụ cầu hư hỏng. Sự tàn phá của thiên tai đã gây nhiều khó khăn trong việc đi lại của người dân, để khắc phục hậu quả cần nguồn kinh phí lớn. Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị khắc phục thiệt hại. Đồng thời, có Tờ trình số 91/TTr – BCH ngày 31/8/2016 về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn trình UBND tỉnh. Trong đó, đề nghị UBND tỉnh có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành T.ư bố trí hỗ trợ 80% kinh phí khắc phục hậu quả từ nguồn ngân sách khoảng trên 169 tỷ đồng, riêng hỗ trợ để sửa chữa, phục hồi 40 công trình trên 126 tỷ đồng.

 

                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục