(HBĐT) - Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã khiến nhiều gia đình ở huyện Kim Bôi rơi vào tình trạng, suy giảm sức khoẻ, tăng tỷ lệ bệnh tật và gây suy thoái chất lượng giống nòi .Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều biện pháp, vận động nhằm làm giảm tình trạng hôn nhân cận huyết, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp “vượt rào cản”, để lại những hậu quả đau lòng.

 

Vượt qua con đường mòn khá hiểm trở cùng cán bộ xã Thượng Tiến đến xóm Vay, chúng tôi đã gặp các cháu nhỏ, là con của những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống. Bé Bùi Anh Tùng, con trai của anh Bùi Văn Quyết (25 tuổi) và chị Bùi Thị Nguyên (24 tuổi), năm nay 4 tuổi nhưng sức khỏe rất yếu và chậm lớn hơn các bạn cùng trang lứa. Ngoài ra, bé còn mắc chứng bệnh thiếu máu huyết tán ở thể nặng - Thalassemia, một căn bệnh bẩm sinh không thể chữa khỏi.

 

Qua tìm hiểu được biết, anh Quyết và chị Nguyên trước khi kết hôn là quan hệ chú - cháu họ. Căn bệnh bẩm sinh của bé Tùng là hậu quả đau lòng và một trong những nguyên nhân chính gây ra từ cuộc hôn nhân cận huyết thống. Đời sống kinh tế gia đình vốn khó khăn, cả nhà chỉ trông chờ vào mảnh ruộng, mỗi khi trái nắng, trở trời, bé Tùng lại xanh xao, ốm yếu, vợ chồng anh phải bỏ dở công việc đồng áng đưa con lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh chữa trị. Dù đã được hưởng ưu đãi của Nhà nước từ Chương trình 135, được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH, hỗ trợ thẻ BHYT nhưng chi phí cho mỗi lần đưa con lên bệnh viện chăm sóc tốn kém hàng triệu đồng, đó là khoản chi phí quá sức với hoàn cảnh của 2 anh chị. Do sức khỏe ốm yếu, bé Tùng hay mắc thêm các bệnh về hô hấp khiến anh chị luôn trong tình trạng phải vay mượn hàng xóm, láng giềng để có điều kiện đưa con đi chữa trị.

 

Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Tiến cho biết: ”Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng chưa quá 3 thế hệ. Việc kết hôn cận huyết xưa nay dựa vào phong tục tập quán cũ, bắt nguồn từ thời xa xưa. Chế độ mẫu hệ và chế độ phong kiến coi hôn nhân cận huyết thống như một sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội. Đã có thời anh em, thậm chí chú cháu trong dòng họ lấy nhau để duy trì sự nối dõi, giữ của cải cho dòng họ. Những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền sâu rộng, những hủ tục ấy đã và đang dần được loại bỏ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình nhận thức hạn chế, dẫn đến quản lý con em chưa tốt, để xảy ra “chuyện đã rồi” nên đành phải tiến hành cuộc hôn nhân”.

 

Theo thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, năm 2012, huyện có 1 trường hợp kết hôn có quan hệ chú - cháu; năm 2013 có 2 trường hợp hôn nhân cận huyết thống; năm 2014 dù đã quán triệt mãnh mẽ, công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng nhưng vẫn có 1 cặp đôi cùng trong dòng họ tổ chức kết hôn, mặc cho cán bộ và mọi người ngăn cấm. Những trường hợp này chủ yếu tập trung ở một số vùng có nhiều đồng bào người dân tộc sinh sống như Thượng Tiến, Vĩnh Tiến, Nuông Dăm, Kim Truy… Mặc dù trường hợp hôn nhân cận huyết chưa ở mức đáng báo động, thế nhưng tình trạng này vẫn tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn huyện.

 

Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: “Hôn nhân cận huyết thống là một trong những vấn nạn đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Để nâng cao nhận thức của người dân, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Luật Hôn nhân và gia đình cần nâng cao vai trò của các trưởng xóm, trưởng họ trong việc phòng, chống hôn nhân cận huyết tại địa bàn. Ngoài ra, cần xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản đủ tính pháp lý và các quy định xử phạt cụ thể, đủ sức răn đe, cùng thống nhất quan điểm để thực hiện, cải thiện chất lượng giống nòi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”.

 

                                                                        

 

                                                                    Hoàng Anh

 

 

 

Các tin khác


Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục