(HBĐT) - Chợ mới được xây dựng khang trang trên khuôn viên rộng rãi, ở vị trí phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân trong vùng. Không khí mua bán tấp nập, hàng hóa đa dạng đem lại niềm vui cho bà con ở xã NTM Phong Phú (Tân Lạc).


Chợ Lồ, cái tên đã quá quen thuộc với người dân ở vùng Mường Bi cũng như các xã lân cận. Bởi chợ đã có từ lâu, mỗi tuần họp 2 phiên vào các ngày thứ tư và thứ năm. Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: ở vị trí xây dựng chợ hiện nay chính là địa điểm họp chợ đầu tiên ở xã Phong Phú. Sau này, chợ chuyển ra ven quốc lộ 6 để thuận tiện giao thương hàng hóa. Thế nhưng, với sức hút lớn, chợ ngày càng được nhiều bà con và tiểu thương tìm đến, trong khi đó, khuôn viên chợ quá chật chội. Thêm nữa, do nằm ven quốc lộ 6 nên vào những phiên chính, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Năm 2011, thực hiện chương trình xây dựng NTM, địa điểm xây dựng chợ đã được quy hoạch lại và chuyển về địa điểm cũ (vẫn thuộc xóm Lồ) với khuôn viên rộng và không cản trở đến giao thông. Năm 2013, chợ bắt đầu xây dựng, đến đầu năm 2016, chính thức đi vào hoạt động.

 

Chợ Lồ mới được xây dựng khang trang trên khuôn viên rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vùng Mường Bi đi mua sắm. 

"Trước đây, thứ tư là phiên chợ đón, nghĩa là đón bà con ở các xã vùng cao về họp chợ, còn thứ năm là phiên chợ chính. Thế nhưng, những năm gần đây, đường giao thông được xây dựng, việc đi lại thuận tiện nên chỉ mất từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ là bà con đã về đến chợ rồi nên phiên nào cũng là phiên chính. Nhìn chung, sau 1 năm đi vào hoạt động, việc mua bán vẫn diễn ra sầm uất, tình hình ANTT đảm bảo, đặc biệt là không còn tình trạng ùn tắc, cản trở giao thông như ở phiên chợ trước đây”, đồng chí Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết thêm.
 
Chợ Lồ mới nằm cách quốc lộ 6 chừng 200 m, cách chợ cũ 300 mét. Có thể thấy, chợ được xây dựng khá khang trang với hệ thống tường bao xung quanh chắc chắn. Trong chợ nhiều ki ốt được xây dựng kiên cố. Các mặt hàng được phân chia thành từng khu vực khá khoa học. Ngoài thực phẩm, quần áo, nông cụ, ở chợ Lồ còn bày bán mặt hàng thổ cẩm, trang phục đặc trưng của bà con dân tộc Mường. Chị Bùi Thị Hồng, xã Địch Giáo, chủ một gian hàng thổ cẩm bày tỏ: "Chợ mới chắc phải rộng gấp 3 lần chợ trước đây nên có cảm giác không đông vui bằng trước đây thôi chứ số lượng khách đến chợ vẫn như trước. Chợ được xây dựng kiên cố, chúng tôi rất phấn khởi, mưa gió cũng không ảnh hưởng đến hoạt động mua bán. Tôi đi bán hàng ở nhiều chợ, có chỗ hở ra là mất đồ nhưng ở chợ Lồ, an ninh rất đảm bảo, chưa xảy ra mất mát bao giờ”.
 
Ở Mường Bi, những phiên chợ đậm chất quê như này vẫn tạo ra sự háo hức với không ít bà con. Có người ví von: "Một tuần chỉ có 2 phiên / Thanh niên nam, nữ ít tiền cũng đi”, ý là, chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi để hẹn hò. Thế nhưng, trong nhịp sống hiện đại ngày nay, điều đó không còn đậm nét, chỉ rõ nhất vào những phiên chợ Tết. Trong phiên chợ hôm nay, bà Bùi Thị Thành, xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đến chợ khá sớm. Mới hơn 8 giờ, bà Thành đã tay xách, nách mang những thực phẩm, đồ dùng mua ở chợ. "Gia đình tôi thường xuyên đi mua hàng ở chợ Lồ vì các mặt hàng đa dạng, muốn mua gì cũng có. Chợ chuyển vào đây và được xây dựng khang trang như thế này thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa. Những năm trước đây, vào phiên chợ Tết đông lắm, chợ họp ra cả ngoài lề đường, nguy hiểm cho người đi mua hàng cũng như xe cộ qua lại. Bây giờ thì rộng rãi, chợ Tết cũng không lo phải chen chúc như trước đây nữa”, bà Thanh chia sẻ.
 
Cuối năm 2015, xã Phong Phú đã cán đích NTM, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đem lại cho xã diện mạo mới. Chợ Lồ được xây dựng và đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con trong vùng mà còn tạo động lực để xã tiếp tục giữ vững và đạt được những thành quả mới trong công cuộc xây dựng NTM.
 

                                                                                      Viết Đào

 


Các tin khác


Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục