(HBĐT) - Với mục tiêu không lợi nhuận, những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) tỉnh đã giúp hàng nghìn lượt hộ vay vốn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.


Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình ông Hà Văn Quyết, xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc) đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi lơn.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lợn từ nguồn vốn vay QHTND của ông Hà Văn Quyết, xóm Tát, xã Tân Minh, ông chia sẻ: Dù nguồn vốn không lớn, nhưng quỹ đã giúp gia đình tôi có thêm điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi. Gia đình bắt đầu nuôi lợn từ năm 2015, ban đầu nuôi 30 con quay vòng 3 lứa /năm. Năm 2015 xuất bán được 4, 5 tấn lợn hơi giá 32.000 đồng/kg. Sang năm 2016 phát triển lên 90 con nhưng bị bệnh chết mất 23 con, xuất bán được 4, 6 tấn, giá 43.000 đồng /kg. Trừ chi phí cũng lãi được trên 70 triệu đồng. Nhưng sang năm 2017, giá lợn hơi xuống thấp, xuất bán 2 lứa trên 7 tấn chỉ được giá 17.000-20.000 đồng /kg, tính ra lỗ 94 triệu đồng. Nhưng vì đam mê nên gia đình vẫn đầu tư chăn nuôi tiếp và hy vọng giá lợn hơi sẽ tăng lên. Hiện gia đình đang nuôi 86 con lợn thịt.

Những năm qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo QHTND lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra, giám sát nguồn vốn QHTND và chương trình cho vay theo hình thức ủy thác của các ngân hàng. Định hướng, chỉ đạo thành lập các tổ, nhóm nông dân, lựa chọn đầu tư những mô hình bảo đảm an toàn vốn cho vay theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và có khả năng nhân rộng mô hình.

Đến nay đã có 11/11 đơn vị thành lập QHTND. Hội Nông dân các cấp chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch vận động, phối hợp với các ngành liên quan để bổ sung QHTND từ nguồn ngân sách địa phương, triển khai đến các cơ sở Hội vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp. Năm 2017, tổng nguồn vốn QHTND là 26.184, 858 triệu đồng. Trong đự, nguồn ủy thác T.ư 12.550 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh cấp 6.249 triệu đồng; vốn ngân sách huyện cấp 2.990 triệu đồng; nguồn thu ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân 4.245, 858 triệu đồng; nguồn vốn mượn 150 triệu đồng.

Qũy được cho vay theo phương án sản xuất - kinh doanh nhóm hộ ở cơ sở, mỗi chu kỳ cho vay 2-3 năm /mô hình dự án. Qua đó, hàng năm, Hội đã hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh. Năm 2017, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc thu hồi 8 dự án đến hạn với tổng số tiền 3.525 triệu đồng cùng với nguồn vốn của T.ư ủy thác 2, 5 tỷ đồng đã cho vay 11 dự án, tổng số tiền 6.150 triệu đồng cho 143 hộ hội viên nông dân vay. Hiện nguồn vốn T.ư ủy thác cho vay 30 dự án, 367 hộ với số tiền 12.550 triệu đồng, trong đó, 12 dự án trồng trọt cho 156 hộ vay, tổng số tiền 5.850 triệu đồng; 17 dự án chăn nuôi cho 200 hộ vay, tổng số tiền 6.400 triệu đồng; 1 dự án nuôi thủy sản cho 11 hộ vay, tổng số tiền 300 triệu đồng...

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Nhìn chung, các dự án vay vốn QHTND đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trong năm, nhiều mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, là mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho nhiều dự án khác được vay vốn phát triển sản xuất. Điển hình là dự án "Trồng và chăm sóc cam” tại xã Tây Phong và Nam Phong (Cao Phong); dự án "Trồng bưởi Diễn” xã Ngọc Lương (Yên Thủy); dự án trồng và chăm sóc cam, bưởi ở thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); dự án "Chăn nuôi bò sinh sản” xã Liên Hòa (Lạc Thủy); dự án "Chăn nuôi bò sữa” xã Liên Sơn (Lương Sơn)….

Bên cạnh việc cho vay phát triển sản xuất, Ban quản lý QHTND còn chú trọng tư vấn, hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả; thực hiện đúng các quy định quản lý quỹ, thu hồi nợ đến hạn… nhằm bảo toàn và không ngừng tăng trưởng nguồn quỹ, góp phần giúp hội viên, nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Việc quản lý thực hiện dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ giao.

 

Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Một khách hàng trúng thưởng 1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm tại Agribank

Sáng 23/5, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ trao giải thưởng chương trình tiết kiệm dự thưởng "Tết an khang - rước xế sang”.

Đã có kết quả xét nghiệm ADN trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Công an huyện Thanh Trì Hà Nội cho biết hiện đã có kết quả xét nghiệm AND trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con.

Giúp phụ nữ vùng đồng bào dân tộc có cuộc sống ổn định

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao Mai Châu nên từ năm 13 tuổi, chị Lò Thị Chanh ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu đã biết nghề dệt thổ cẩm. Sau khi lập gia đình, ngoài việc đồng áng chị làm thêm nghề dệt ở nhà bán cho các tư thương. Công việc tranh thủ lúc nông nhàn giúp chị có thêm thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên trước đây sản phẩm của chị được mang đi các nơi nhưng không có thương hiệu nên giá trị chưa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục