(HBĐT) - Với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường đô thị, thời gian qua, TP Hòa Bình đã tiếp nhận, triển khai dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải được thực hiện từ năm 2013, nhưng sau 5 năm, dự án vẫn nằm trên… giấy, ì ạch tiến độ và thi thoảng được đưa ra trong các cuộc họp, bàn về quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, phát triển đô thị.


Khu đất hơn 5 ha được quy hoạch để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải thành phố, hiện vẫn được người dân xã Dân Chủ - TP Hòa Bình sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn về vốn

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình có tổng mức đầu tư trên 678 tỷ đồng, trong đó vốn vay nước ngoài IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới - WB) trên 497 tỷ đồng và 181,435 tỷ đồng vốn đối ứng (do T.ư và địa phương cấp). Dự án bao gồm các hạng mục: hệ thống đấu nối nước thải (từ các hộ gia đình đến nơi xử lý) và Nhà máy xử lý nước thải được đặt tại khu đất 5,23 ha thuộc địa phận xã Dân Chủ - TP Hòa Bình.

Theo thông tin từ UBND TP Hòa Bình: giai đoạn 2016 - 2020, dự án được phân bổ 210,43 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA (vốn vay nước ngoài) 145 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 13 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 52,431 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2017, dự án được phân bổ 99,071 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 92 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 2,5 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 4,571 tỷ đồng.

Trong năm 2018, tổng số vốn phân bổ cho dự án là 63,4 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 53 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 5 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 5,4 tỷ đồng. Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, trung hạn được giao thì số vốn còn thiếu so với nhu cầu là 373,256 tỷ đồng. Hiện tại, do cơ sở về tài chính của dự án chưa đảm bảo nên việc triển khai thực hiện các hạng mục còn lại của dự án gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng chí Phạm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Năm 2015, dự án đã bắt đầu với việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các hạng mục để đấu nối, thu gom nước thải từ các hộ gia đình đến nơi xử lý tập trung. Đến nay, thành phố đã hoàn thành việc quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, lựa chọn được nhà thầu để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải, nhưng vì chưa đáp ứng đủ một số điều kiện nên phía nhà tài trợ chưa cấp vốn.

Sự ủng hộ từ phía người dân?

"Theo quy trình, khi quy hoạch, triển khai dự án, UBND thành phố đã khảo sát lấy ý kiến của nhân dân và đưa ra cả kế hoạch đền bù khi thực hiện đấu nối hệ thống dẫn nước thải. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Còn nhiều hộ chưa hiểu về sự cần thiết của dự án nên chưa đồng tình…” - đồng chí Phạm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố trăn trở.

Cùng các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri ở một số KDC trên địa bàn TP Hòa Bình, chúng tôi (PV) tìm hiểu và được biết: phần đa người dân TP Hòa Bình chưa nắm được thông tin về việc thành phố đang triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Một số người nắm được thông tin này tỏ ra không mặn mà. Bởi trên thực tế, mỗi hộ gia đình đều có công trình xử lý nước thải (bể phốt tự hoại) riêng đảm bảo an toàn, vệ sinh và sử dụng được lâu dài. Nếu sau này dự án được hoàn thành, các hộ chấp nhận dẫn nước thải ra khu xử lý tập trung thì vừa phải sửa chữa, đấu nối đường dẫn vừa phải chi thêm một khoản tiền (phí xử lý nước thải) sẽ thêm phần nhiêu khê và như vậy rất khó khăn trong việc tìm sự đồng thuận từ phía người dân.

Cần tập trung cao độ cho dự án

"ở thời điểm hiện tại, có thể nói rằng, Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình đã ở vào thế "cưỡi trên lưng hổ”. Cùng với sự quyết tâm cần phải có sự khéo léo, chuẩn bị chu toàn mới có thể tiếp đất an toàn” - Đó là lời trao đổi thẳng thắn của đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài tại TP Hòa Bình vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Dưới góc nhìn của người đại biểu nhân dân, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh chia sẻ: Đến nay, dự án đã triển khai nhiều hạng mục với giá trị khối lượng lên tới hàng trăm tỷ đồng, không thể bàn chuyện dừng lại. Cách duy nhất là tiếp tục lộ trình hoàn thiện dự án. Cần giám sát chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng hạ tầng, đảm bảo không sử dụng công nghệ lạc hậu trong quá trình xây dựng. Thực hiện đồng tốc việc tuyên truyền, thông tin về dự án để người dân được rõ, không để "lỗi hẹn” với người dân trong việc đền bù cho xây dựng công trình dự án. Các thành viên Ban quản lý dự án tập trung cao độ để giải quyết từng khâu: quản lý thế nào? Giá cả ra sao? Tác động môi trường xung quanh… để khi Nhà máy xử lý nước thải vận hành mọi việc được suôn sẻ.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình, vừa qua, UBND thành phố đã đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho dự án (giai đoạn 2018-2020) với số tiền 281,619 tỷ đồng vốn ODA, 90,244 tỷ đồng vốn đối ứng T.ư và 1,4 tỷ đồng vốn đối ứng địa phương.


 

                                                                           Thúy Hằng

Các tin khác


Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục