Chiều 16/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại tỉnh Thanh Hóa.

 


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác kiểm tra khu vực Hồ Cửa Đạt. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiến hành thị sát vận hành hồ Cửa Đạt tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là hồ có dung tích gần 1,5 tỷ m3, có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất 0,6% và đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho trên 86.000 ha đất nông nghiệp, cũng như nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt.

Ngoài ra hồ này còn có nhiệm vụ giúp đẩy mặn cho vùng hạ lưu sông Chu và kết hợp với Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt với 2 tổ máy phát điện thương mại có tổng công suất 97 MW, bổ sung nguồn cung cho lưới điện quốc gia trung bình khoảng 430 triệu KWh mỗi năm. Hiện nay, hồ đang ở mực nước 106,5m. Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên sông Chu cũng đang tiến hành xả lũ hồ cửa Đạt với lưu lượng 1.200 m3/giây.

Qua thực tế kiểm tra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chỉ đạo các phương án của tỉnh Thanh Hóa trong việc ứng phó kịp thời với cơn bão số 4 dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa vào sáng 17/8.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tập trung mọi nguồn lực đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của người dân. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện phải trực tiếp chỉ đạo công tác di dân ở khu vực có nguy cơ cao sạt lở, lũ ống, lũ quét; kiên quyết cưỡng chế các hộ dân trong vùng nguy hiểm đến nơi tránh trú an toàn. Ở khu vực ven biển phải kêu gọi tất cả mọi người đang trên tàu, thuyền, chòi canh, khẩn trương vào bờ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý tỉnh Thanh Hóa có phương án tiêu úng để bảo vệ hoa màu, cây lương thực; bảo vệ các công trình công nghiệp, dịch vụ, giao thông, công trình công cộng, bệnh viện, trường học…, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra…

Cho rằng các lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt trong xử lý các sự cố, Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa và Quân khu 4 chỉ đạo các đơn vị, lực lượng vũ trang tập trung mọi phương tiện, vật tư để ứng phó với sự cố do mưa lũ gây ra.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa (trong đó có 45 hồ do các công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý, 565 hồ do Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý). Qua kiểm tra đánh giá, hiện có 124 hồ chứa không đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2018 như Ngọc Lặc có 20 hồ, Thường Xuân có 14 hồ, Thạch Thành có 16 hồ…

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 7.443 phương tiện nghề cá với 27.747 lao động khai thác trên biển của tỉnh Thanh Hóa đã vào bờ hoặc đã tìm được nơi tránh trú an toàn. Các chủ tàu thuyền tránh trú ở các tỉnh ngoài vẫn giữ liên lạc với gia đình và chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã có lệnh cấm biển, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, đồng thời tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn, tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè và chòi canh thủy sản. Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cũng hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, biển quảng cáo, chặt tỉa cành cây, đồng thời đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng, bến cảng, khu công nghiệp ven biển…

Ở các huyện miền núi chính quyền địa phương sẵn sàng phương án sơ tán đối với các hộ đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông suối, vùng trũng thấp. Tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng cương quyết sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và tài sản; đồng thời tổ chức cắm biển cảnh báo và tuần tra, canh gác các khu vực ngầm tràn, đường bị ngập sâu, khu vực bị sạt lở và nghiêm cấm người dân vớt củi khi có lũ./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Để trẻ em có mùa hè bổ ích, an toàn

Cứ vào dịp nghỉ hè, trẻ em đứng trước nguy cơ thường trực về đuối nước và các loại tai nạn thương tích (TNTT). Thực tế trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều vụ đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông, bỏng, giật điện, ngộ độc… mà nhiều nạn nhân ở độ tuổi học sinh. TNTT xảy ra ở trẻ em có thể trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời trẻ cũng như để lại nỗi xót xa, day dứt đeo đẳng với các bậc phụ huynh.

Vụ cháy tại Cầu Giấy, Hà Nội: Còn 3 nạn nhân chưa xác định được danh tính

Tiếp tục thông tin về vụ cháy làm 14 người tử vong xảy ra lúc 0 giờ 46 phút, ngày 24/5, tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), cuối giờ chiều cùng ngày, Công an thành phố Hà Nội cho biết hiện còn 3/14 nạn nhân chưa xác định được danh tính.

Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục