(HBĐT) - Trong khoảng 1 tháng nay, xăng dầu đã 2 lần tăng giá, tiếp đó là giá điện tăng. Sự tăng giá đối với 2 mặt hàng trọng yếu đã tác động lên giá cả thị trường, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, buôn bán và đời sống sinh hoạt người dân.


Nhóm giao thông dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá xăng dầu vừa qua. Ảnh: Bến xe Trung tâm TP Hòa Bình.

Ngay ở ngày đầu của tháng 4, giá xăng lần thứ 2 liên tiếp điều chỉnh tăng ở mức 20.180 đồng/lít đối với xăng RON 95-IV, 18.580 đồng/lít đối với xăng sinh học E5. Người tiêu dùng hướng sự quan tâm, lo lắng không chỉ giá xăng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhiên liệu mà còn e ngại kéo theo "cơn bão" giá. Theo anh Bùi Tiến Huỳnh ở tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình), giá xăng chỉ sau ít ngày đã tăng 2 lần với mức tăng hơn 2.000 đồng/lít tất nhiên sẽ khiến chi phí sinh hoạt tăng lên. Cũng như những người dân khác, tôi lo giá cả các mặt hàng cứ theo đà tăng thì sẽ phải cắt giảm chi tiêu, cuộc sống sẽ thêm phần khó khăn.

Sau 3 năm giữ ổn định, giá bán lẻ điện bình quân vừa được điều chỉnh tăng 8,36% kể từ ngày 20/3. Chỉ số điện sinh hoạt vừa được chốt vào đến ngày 10/4, theo đó, hiện đã bước vào mùa nắng nóng nên chỉ số gia tăng, hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng sử dụng điện cũng tăng đáng kể. Bà Trần Thị Tiếp ở khu 3, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) chia sẻ: Trong tháng 2 - 3/2019, lượng điện tiêu thụ của gia đình tôi ổn định ở mức 245 kWh - 250 kWh/tháng, chi phí mỗi tháng trên, dưới 500.000 đồng. Ở lần chốt số điện sử dụng tháng 4 này, lượng điện tiêu thụ tăng thêm hơn 40 số và tổng tiền phải thanh toán trên 650.000 đồng. Như vậy, bên cạnh việc tăng thêm điện tiêu thụ do nhu cầu sử dụng thì điện tăng giá cũng khiến người dân phải tính toán giải pháp tiết kiệm điện.

Chịu nhiều tác động của việc tăng giá xăng dầu là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình, hiện tại, doanh nghiệp vẫn chưa có động thái tăng giá vé đối với vận chuyển hành khách các tuyến mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đã tăng. Chúng tôi đang "nín thở" bởi rất có thể tới đây sẽ phải đón nhận một đợt tăng giá xăng dầu nữa. Như vậy thì việc tăng giá vé sẽ phải tính đến. Đây cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh trong việc kìm giữ, không tăng giá vé trước tình hình tăng giá xăng dầu.

Thị trường hàng hóa trong tháng qua theo nhận định của Cục QLTT tỉnh có diễn biến ổn định, vấn đề giá cả cơ bản được kiểm soát, không có sự tăng giá bán ở các nhóm hàng hóa thiết yếu. Về phía Sở Công Thương cho hay: Tác động của việc tăng giá điện và tăng giá xăng dầu trong thời gian gần đây đối với thị trường tỉnh chưa nhiều, cơ bản chỉ số giá tiêu dùng có diễn biến tăng nhẹ. Tác động đáng kể về tăng giá là nhóm giao thông vận tải và nhóm nhà ở - điện nước - chất đốt - vật liệu xây dựng.

Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng nhẹ (0,07%) so với tháng trước. Trong số 11 nhóm hàng, tác động của việc tăng giá xăng dầu đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông lên 2,17%. Giá điện tăng cũng tác động lên chỉ số giá nhóm nhà ở - điện nước - chất đốt - vật liệu xây dựng tăng 0,37%. 9 nhóm hàng còn lại có chỉ số giá ổn định so với tháng trước. Đặc biệt, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm lương thực được lo ngại sẽ theo đà tăng giá lại không tăng giá trong tháng này.  

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại - Sở Công Thương nhận định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 này sẽ tiếp tục tăng nhẹ, giao động trong khoảng 0,3% - 0,5% so với tháng trước. Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng do ảnh hưởng tác động trễ   của việc tăng giá điện, xăng dầu. Những nhóm hàng dự báo có diễn biến tăng giá trong thời gian tới là nhóm giao thông; nhà ở - điện nước - chất đốt - vật liệu xây dựng; hàng hóa và dịch vụ khác (mai táng, hoa cưới, cắt tóc...).  


Bùi Minh

Các tin khác


Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục