(HBĐT) - Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 24 nghĩa trang liệt sỹ với 3.356 mộ liệt sỹ. Trong đó, nghĩa trang có số mộ nhiều nhất là nghĩa trang liệt sỹ huyện Lạc Sơn 473 mộ, nhỏ nhất là nghĩa trang liệt sỹ xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) 17 mộ. Bình quân mỗi nghĩa trang có 140 mộ liệt sỹ.


Đoàn viên thanh niên chăm sóc các phần mộ tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Mai Châu.

Nghĩa trang liệt sỹ là nơi an táng hài cốt và ghi công các liệt sỹ qua các thời kỳ, đồng thời cũng là công trình văn hóa lịch sử có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP  ngày 9/4/2013 quy định "Công trình ghi công liệt sỹ phải thường xuyên được chăm sóc, quản lý, sửa chữa, tu bổ”. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, hầu hết các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh chưa có người quản trang nên vẫn còn tình trạng bỏ hoang, không được trông coi thường xuyên.

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ - TB&XH, trong những năm qua, các công trình ghi công liệt sỹ nói chung, nghĩa trang liệt sỹ và mộ liệt sỹ nói riêng được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo nâng cấp đảm bảo mỹ quan. Đồng thời thể hiện sự tôn vinh các liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hằng năm, từ ngân sách Nhà nước, tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng vào công tác mộ và nghĩa trang liệt sỹ, nhiều nghĩa trang được tu sửa khang trang. Tỉnh cũng đã dành một phần ngân sách để hỗ trợ cho người làm công tác quản lý nghĩa trang. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là các nghĩa trang liệt sỹ đều chưa được bố trí định xuất quản trang theo quy định. Do không có quy định về mặt pháp lý nên không có sự đồng nhất trong công tác quản lý nghĩa trang và nảy sinh việc sử dụng ngân sách không đúng quy định theo kiểu "mạnh ai, nấy làm”. 

Tình trạng đó dẫn tới hệ quả nhiều nghĩa trang không được quản lý, dọn dẹp thường xuyên, công việc cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ gặp nhiều bất cập khi không có người quản trang. Theo báo cáo của ngành LĐ-TB&XH, thực tế, tại nghĩa trang liệt sỹ Bãi Nai, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) trước đây đã xảy ra tình trạng đào bới mộ liệt sỹ mà không có sự cho phép của chính quyền địa phương, nguyên nhân chủ yếu là do thân nhân liệt sỹ thông qua con đường ngoại cảm tự ý cất bốc di chuyển mộ mà không xin phép. Hiện tượng này cũng đã xảy ra tại nghĩa trang liệt sỹ k34 (xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy). Ngoài ra, một số nghĩa trang liệt sỹ do không có người trông coi, bảo vệ quét dọn dẫn đến mất vệ sinh, cây cỏ mọc hoang, tường rào, nền gạch bị đập phá hoặc do gia súc phá hoại. 

Trước thực tế đó, để đảm bảo cho công tác quản lý các công trình ghi công liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, mộ liệt sỹ trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định, rất cần thiết phải có cán bộ làm công tác quản lý nghĩa trang liệt sỹ lâu dài. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ - TB&XH, trong thời gian tới, với những chính sách của Đảng, Nhà nước cho phép cất bốc, quy tập hài cốt liệt sỹ về địa phương thì số mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ tỉnh sẽ ngày càng tăng do việc di chuyển và quy tập mộ liệt sỹ từ các nghĩa trang trong và ngoài nước về quê hương ngày càng nhiều, đặc biệt là khu vực phía Nam từ miền Trung trở vào đối với các liệt sỹ hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ. Mặt khác, theo Nghị định số 31/2013/NĐ – CP ngày 9/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ "công trình ghi công liệt sỹ phải thường xuyên được chăm sóc, quản lý và sửa chữa, tu bổ”. Nghị định này cũng nêu rõ "ngân sách địa phương chi tu bổ, sửa chữa thường xuyên mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ, đền thờ liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ”. Một người quản lý nghĩa trang liệt sỹ phải thực hiện việc quét dọn, chăm sóc các phần mộ; đón tiếp các đoàn đến dâng hương, viếng nghĩa trang, phụ trách việc cất bốc các phần mộ liệt sỹ… đây là những công việc có độc hại. Vì vậy, rất cần có chính sách lâu dài đối với người làm công tác quản lý nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh, đảm bảo có chế độ trợ cấp phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh. Đây vừa là trách nhiệm đồng thời cũng thể hiện sự tri ân đối với những anh hùng liệt sỹ có công với cách mạng.

                                                                           PHƯƠNG LINH


Các tin khác


Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Một khách hàng trúng thưởng 1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm tại Agribank

Sáng 23/5, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ trao giải thưởng chương trình tiết kiệm dự thưởng "Tết an khang - rước xế sang”.

Đã có kết quả xét nghiệm ADN trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Công an huyện Thanh Trì Hà Nội cho biết hiện đã có kết quả xét nghiệm AND trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con.

Giúp phụ nữ vùng đồng bào dân tộc có cuộc sống ổn định

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao Mai Châu nên từ năm 13 tuổi, chị Lò Thị Chanh ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu đã biết nghề dệt thổ cẩm. Sau khi lập gia đình, ngoài việc đồng áng chị làm thêm nghề dệt ở nhà bán cho các tư thương. Công việc tranh thủ lúc nông nhàn giúp chị có thêm thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên trước đây sản phẩm của chị được mang đi các nơi nhưng không có thương hiệu nên giá trị chưa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục