Chuyến bay đi Vũ Hán của Vietnam Airlines (VNA) như một nhiệm vụ thể hiện tinh thần chiến binh. Không phải ai cũng được chọn dù nhiều người xung phong bay vào tâm dịch để đưa hàng cứu trợ và chở đồng bào về nước...

30 công dân Việt Nam được đưa về nước an toàn

30 công dân Việt Nam được đưa về nước an toàn.

 Bàn đẻ trên máy bay

Đêm khuya, sân bay thành phố Vũ Hán hoang vắng, lạnh lẽo, chiếc máy bay màu sơn xanh, có hình bông sen âm thầm hạ cánh chở nhiều tấn thiết bị y tế viện trợ cho nước bạn. Phi hành đoàn 15 người chuẩn bị cho hành trình bay 5 tiếng chi tiết, cẩn thận. Họ phải ăn, thậm chí uống trước khi bay.

Trong số 30 người đón về từ Vũ Hán có thai phụ 36 tuần tuổi, tổ công tác đã họp bàn kỹ và một bác sỹ chuyên khoa sản được cử đi cùng, kèm một bàn đẻ được chuẩn bị sẵn phòng khi máy bay gặp tình huống nhiễu động (sản phụ chuyển dạ).

Mỗi người trong tổ bay được trang bị sẵn 3 bộ đồ bảo hộ để thay trên lộ trình bay đi và bay về. Khi máy bay hạ cánh, phi hành đoàn như lính đặc nhiệm, mỗi người một vị trí. Thành viên tổ bay ở lại tàu bay kiểm tra trang thiết bị đón khách; một bộ khác xuống bốc dỡ hàng cứu trợ; còn các bác sĩ thực hiện kiểm tra sức khỏe những người lên ngay tại thang tàu bay (sau khi họ đã được y tế địa phương kiểm tra trong nhà ga).

Thời gian, máy bay lưu lại chỉ có khoảng 1 tiếng rưỡi, phải làm sao bốc dỡ hàng và đón được người. Có hai biển "xanh” và "đỏ” để phân biệt khách nhiễm và không nhiễm (hoặc có dấu hiệu nhiễm). Trường hợp khách "đỏ” sẽ được bố trí ngồi khu riêng trên máy bay. May mắn thay, đêm 9/2, không có biển đỏ nào giơ lên.

"Có lẽ phức tạp và lo lắng nhất là trường hợp thai phụ 36 tuần tuổi. May thay mọi điều tốt đẹp, nếu cần cũng có thể đỡ đẻ trên chuyến bay này”, một thành viên tiết lộ.

Chuyện khử trùng thì khỏi phải nói, mỗi hành khách ngay sau đi vệ sinh, nhà vệ sinh lại một lần được khử trùng. Khi về nước, tất cả mọi người bước xuống tàu bay đều được phun thuốc khử trùng ngay chân thang. Riêng một số thành viên phi hành đoàn thậm chí còn mang bỉm dự phòng để nếu cần xử lý công việc gấp.

Bình thường, tổ bay của tàu A321 có khoảng 7 người, riêng chuyến bay này có 15 người, do có thêm kỹ thuật để kiểm tra an toàn tàu bay khi hạ cánh, cất cánh.

Để đảm bảo cách ly và những điều ngoài ý muốn, tổ bay còn có thêm kỹ sư và nhân viên kỹ thuật, mang sẵn cả phụ tùng, trang thiết bị dự phòng, để nếu có tình huống kỹ thuật tàu bay sẽ được xử lý ngay; hoặc xử lý khi hạ cánh mà không cần phải vào khu vực nhà ga, khu kỹ thuật (thông thường, sự chuẩn bị kỹ thuật này chỉ có với các chuyến bay đi sân bay chưa được trang bị kỹ thuật). Điều này nhằm hạn chế khu vực và người tiếp xúc trực tiếp với tàu bay.

Trước khi lên chuyến bay, Tổng GĐ VNA Dương Trí Thành ra tận sân bay siết chặt từng cánh tay thành viên tổ công tác. Ông Thành không nói gì nhiều. Sau đó, tổ bay được kiểm tra sức khỏe trước khi lên tàu. Trực tiếp Giám đốc Trung tâm Điều hành Kỹ thuật (VNA) làm Tổ trưởng Tổ công tác. Tất cả thành viên tổ bay được trang bị đồ bảo hộ y tế kín mít, tương tự đồ bác sĩ sử dụng chăm sóc bệnh nhân trong phòng cách ly. 30 công dân được đón về cũng mặc đồ bảo hộ y tế từ đầu tới chân.

Nhiều cánh tay xin phục vụ "chuyến bay Vũ Hán”

Để chọn được những người phục vụ trên chuyến bay, đặc biệt là 5 tiếp viên trực tiếp, phục vụ hành khách, hãng chỉ chọn người tự nguyện. Ngay khi thông báo, đã có hàng chục tiếp viên xung phong tham gia, cả nam lẫn nữ, người có gia đình và không, người mới lẫn người nhiều năm kinh nghiệm bay...

Trong số đó, hãng ưu tiên lựa chọn tiếp viên nam, có sức khỏe, linh hoạt, biết tiếng Trung Quốc. Trong số 5 người được lựa chọn, có người lần đầu tiên tham gia 1 chuyến bay hỗ trợ công dân, có người từng tham gia cầu nối hàng không hỗ trợ công dân về nước trong dịch SARS, giải cứu lao động Việt thoát chiến sự Lybia. Thậm chí, có 1 nữ tiếp viên xung phong đi (con chị đang học ở Vũ Hán, nhưng chọn ở lại).

Trên chuyến bay, tiếp viên vẫn đảm bảo các công việc thường nhật, như hướng dẫn, hỗ trợ hành khách đảm bảo an toàn, giải quyết các yêu cầu. Tuy nhiên, hãng áp dụng một số biện pháp giảm tiếp xúc, như nước đóng chai được để sẵn tại ghế ngồi, hành khách tự sử dụng khi có nhu cầu thay vì phục vụ bằng cốc như thông thường.

Chuyến bay cũng không phục vụ suất ăn, tạp chí, chăn và dịch vụ giải trí; nhiệt độ trên chuyến bay được để mức 26 độ C, cộng thêm bộ đồ bảo hộ che kín tất cả nên không dễ chịu chút nào cho thành viên tổ công tác.

Trước khi đặt chân lên tàu bay, toàn bộ 30 người Việt Nam về đợt này và phi hành đoàn đều được nhà chức trách tại Vũ Hán kiểm tra sức khỏe. Trên tàu bay, toàn bộ ghế ngồi đều được bọc nilong nhằm hạn chế sự lây lan virus.

Rời tàu bay, hành khách thực hiện khai báo y tế, làm thủ tục nhập cảnh, hành lý cũng được phun khử trùng toàn bộ, sau đó mọi người được đưa lên xe về các khu cách ly được chuẩn bị sẵn để theo dõi trong 14 ngày.

Còn phi hành đoàn được phun khử trùng trước khi cởi bộ đồ bảo hộ. Tàu bay, các phương tiện, trang thiết bị tái sử dụng sẽ được phun khử trùng toàn bộ, tạm dừng khai thác trong 24h để phòng ngừa tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm virus nCoV.

Được biết, không chỉ VNA, các đơn vị phối hợp từ mặt đất cũng được huy động để tăng cường trực điều hành, theo dõi sát sao chuyến bay với mức độ ưu tiên cao nhất, đảm bảo kế hoạch đề ra. Với sân bay Vân Đồn, sau khi hành khách đã lên xe rời nhà ga, toàn bộ khu vực nhà ga, trang thiết bị phục vụ sẽ được phun khử trùng.

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) được Chính phủ lựa chọn và đã thực hiện thành công chuyến bay đưa hàng hỗ trợ của Việt Nam sang Vũ Hán và đón 30 công dân Việt từ Vũ Hán về nước. Chuyến bay số hiệu VN68 đã đáp xuống sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) lúc 5h4’ ngày 10/2/2020. Trước đó, VNA cũng từng thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, như sơ tán người lao động ở Lybia năm 2011; giải cứu hành khách bị kẹt tại Thái Lan do khủng hoảng chính trị năm 2008...

 Theo TPO


Các tin khác


Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục