(HBĐT) - Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần và tính mạng của trẻ em, nhất là ở thời điểm trẻ trong kỳ nghỉ hè, thiếu sự quản lý của nhà trường. Để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đuối nước, đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, phát triển toàn diện, các cấp, ngành đã vào cuộc và có nhiều biện pháp thiết thực.


Học sinh tìm hiểu kỹ năng phòng tránh đuối nước tại buổi học chuyên đề của trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hòa Bình) ngày 8/4/2021.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, năm 2020, toàn tỉnh có 25 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó, 18 trẻ tử vong do đuối nước. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 12 trẻ tử vong do đuối nước. Gần đây là 2 vụ đuối nước khiến 4 học sinh nữ tại xã Tây Phong (Cao Phong) và 2 em nhỏ ở xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) tử vong. Những con số trên là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước. Tuy nhiên, phần lớn do các nạn nhân không biết bơi hoặc mới học bơi. Về phía gia đình và nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc dạy bơi, trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm ở dưới nước cho trẻ. Với đặc điểm địa hình tỉnh có nhiều sông, suối, ao, hồ sâu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng chưa có biển cảnh báo hoặc rào chắn an toàn. Trong khi đó, trẻ em ham vui, thích khám phá, chưa nhận thức đầy đủ về những mối nguy hiểm xung quanh nên dễ trở thành nạn nhân trong chính các trò chơi của mình.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Ngay sau khi nhận được báo cáo của huyện, thành phố về các trường hợp tử vong do đuối nước trên địa bàn tỉnh, phòng đã phối hợp Trung tâm Công tác xã hội liên hệ với địa phương nắm bắt tình hình, hướng dẫn cán bộ xã hoàn thiện hồ sơ và có kế hoạch tư vấn, trợ giúp đối tượng theo quy định, kịp thời hỗ trợ, thăm hỏi, động viên, chia buồn cùng gia đình có trẻ bị đuối nước. Để hạn chế tối đa tình trạng đuối nước ở trẻ, các cấp, ngành, địa phương cùng vào cuộc với nhiều biện pháp quyết liệt. Ngày 7/5/2021, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em. Theo đó, tăng cường phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em các cấp, ngành; huy động sự tham gia của các Hội, đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây tai nạn thương tích, đặc biệt là khu vực có nguy cơ gây đuối nước với trẻ em. Bố trí rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm tại những khu vực sâu, nguy hiểm...

TP Hoà Bình là địa phương có sông Đà chảy qua, nơi đã gây ra nhiều vụ đuối nước thương tâm. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có nhiều suối nhỏ, ao, hồ sâu nguy hiểm. Theo đồng chí Nguyễn Thị Tư, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH thành phố, trong thời gian qua, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, tại thành phố đã có 1 trường hợp tử vong do đuối nước. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều ao, hồ trên địa bàn hầu hết không có biển cảnh báo hoặc rào chắn. Đầu tháng 5, Phòng LĐ-TB&XH thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát tất cả các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn và tiến hành cắm biển cảnh báo. Đặc biệt, ở các địa điểm có những điểm cần chú ý như: Đầm rộng, kéo dài 4 tổ (phường Thịnh Lang), hồ nước sâu tại công viên Tuổi Trẻ (phường Phương Lâm), hồ Ngọc (phường Trung Minh).

Hiện nay, nhiều địa phương và nhà trường đã đẩy mạnh công tác dạy bơi cho trẻ. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể tổ chức các lớp dạy bơi tập trung đông học viên. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đã chủ động phối hợp Đoàn thanh niên giáo dục kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích, nhất là đuối nước vào nội dung sinh hoạt hè ở xóm, tổ dân phố, khu dân cư. Ngoài ra, tích cực tuyên truyền đến phụ huynh, người chăm sóc trẻ quan tâm, giáo dục kỹ năng sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ trong dịp hè để hạn chế trẻ đi tắm sông, suối hoặc vui chơi gần ao, hồ sâu.


Khánh Linh

Các tin khác


Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục