(HBĐT) - Để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, không để "đứt gãy” gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong mọi điều kiện thiên tai, dịch bệnh, vừa qua, huyện Đà Bắc đã xây dựng và hoàn thành kịch bản đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp và mùa mưa bão năm 2021.



Chợ đầu mối nông sản huyện Đà Bắc là điểm cung ứng, phân phối hàng hóa chính khi trên địa bàn xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu khi có tình huống

 Theo đồng chí Đào Tiến Quyết, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng (KT-HT) huyện Đà Bắc, ngay sau cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh với BCĐ PCD Covid-19 các huyện, thành phố trong triển khai công tác PCD Covid-19 trong tình hình mới và thực hiện công văn của Sở Công Thương, Phòng KT-HT đã tham mưu UBND huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân để chủ động, kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh trong tình hình mới. Đến nay, Đà Bắc là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh xây dựng được phương án, kịch bản và triển khai đến các xã, thị trấn để tổ chức thực hiện.

 Trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm và đặc điểm hệ thống phân phối, huyện đã xây dựng kịch bản chi tiết trong hoạt động cung ứng hàng hóa 5 tình huống theo từng cấp độ của dịch bệnh. Trong đó, cấp độ 1 khi chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào địa phương thì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường. Từ cấp độ 2, khi dịch bệnh xâm nhập có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn huyện từ 20 người cần được tiếp ứng hàng hóa cho đến cấp độ 5 là mức cao nhất, khi trên địa bàn huyện có từ trên 3.000 - 10.000 người cần được tiếp ứng hàng hóa. Trên cơ sở các cấp độ kịch bản, huyện dự kiến phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa một cách linh hoạt, chủ động. Trong đó, lập kế hoạch, phương án chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu tăng thêm 30% so với nhu cầu bình thường của khoảng 55 nghìn người trong 30 ngày; phương án chuẩn bị 622 tấn gạo, 311 tấn thịt, cá các loại, 1,07 triệu quả trứng gia cầm, 64 nghìn lít dầu ăn, 10,7 tấn muối ăn, 686 tấn rau củ, 210 nghìn gói mì tôm, cháo ăn liền, 460 nghìn chiếc khẩu trang kháng khuẩn, 15,3 nghìn lít nước sát khuẩn. Cùng với đó, huyện dự kiến lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực cách ly theo các tình huống giả định trong thời gian 21 ngày, định mức 6kg gạo/người, thịt tươi sống các loại 3,05 kg/người, trứng 10,5 quả, 6,72 kg rau xanh... Đồng chí Đào Tiến Quyết cho biết thêm: Trên địa bàn huyện không có nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng hàng hóa dự trữ phục vụ nhu cầu của người dân chủ yếu phân phối qua các cơ sở kinh doanh bán lẻ. Theo thống kê, về hệ thống phân phối lớn trên địa bàn hiện chỉ có 5 đơn vị, gồm 2 đơn vị cung cấp sản phẩm thủy sản, 1 đơn vị cung cấp thịt, 1 đơn vị cung cấp gạo, 1 đơn vị cung cấp rau. Ngoài ra, huyện có 9 chợ và 288 hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ. Trong đó, 86 cơ sở bán lẻ thực phẩm đóng gói sẵn, tạp hóa, 26 cơ sở bán lẻ lương thực, 75 cơ sở bán lẻ thịt và sản phẩm thịt, 95 cơ sở bán lẻ rau quả, 6 cơ sở bán lẻ khẩu trang. Do vậy, huyện xác định nguồn cung chủ yếu từ các đơn vị ở TP Hòa Bình và các địa phương lân cận như Phú Thọ, Sơn La...


          Phương án "kép”, vừa chống dịch vừa đảm bảo khi có thiên tai

 Theo đồng chí Đào Tiến Quyết, kịch bản, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân ứng phó với dịch Covid-19 cũng đồng thời là phương án chủ động đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu khi xảy ra thiên tai, sạt lở đất. Trong đó, ưu tiên nguồn cung đảm bảo đáp ứng tại chỗ.  

Đây là một yêu cầu rất quan trọng, được rút kinh nghiệm qua thực tế từ mùa mưa bão các năm trước, nhất là đợt mưa lũ lịch sử xảy ra năm 2017. Khi đó, hệ thống đường giao thông của huyện bị tê liệt do sạt lở đất, nhiều địa phương bị chia cắt, cô lập về đường bộ trong nhiều ngày. Việc tiếp ứng, đảm bảo lương thực, thực phẩm thực hiện rất khó khăn khi hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến đường thủy trong vùng lòng hồ sông Đà. Xuất phát từ thực tế đó, huyện đã xác định trước hết đảm bảo nguồn cung ứng, dự trữ hàng hóa thiết yếu trước mùa mưa lũ theo phương án tại chỗ; xây dựng phương án dự trữ hàng hóa thiết yếu trước mùa mưa lũ và triển khai đến các địa phương để tập trung thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 - 30/11/2021. Theo đó, những loại vật tư như xăng, dầu, tôn lợp mái; lương thực, thực phẩm dự trữ như lương khô, mì tôm, nước uống, gạo, nước, muối là những mặt hàng được ưu tiên hàng đầu. Quy mô dự trữ xăng là 160 m3, dầu 130 m3, 20.000 m2 tôn lợp; 2.500 thùng mì ăn liền, 100 thùng lương khô, 1.000 bình nước uống, 10 tấn gạo tẻ, 600 thùng mắm, muối, dầu ăn... "Chúng tôi xác định dù trong điều kiện bùng phát dịch bệnh hay trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ, nếu có sự chuẩn bị từ trước, kịp thời bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân ngay từ thời điểm ban đầu, lúc đầu chính là điều kiện quan trọng để vượt qua những khó khăn” - đồng chí Đào Tiến Quyết khẳng định.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Vui Tết thiếu nhi cùng bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Nhân Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, sáng 24/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình và một số nhà hảo tâm tổ chức chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 cho 100 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục