(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có trên 500 nghìn người trong độ tuổi lao động, tổng số người trong lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đạt 17,87%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 13,46%; lao động tự do (LĐTD) chiếm trên 78%. Do không có hợp đồng lao động, không đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) nên LĐTD không được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Vì vậy, họ luôn đối mặt với nhiều khó khăn khi gặp phải tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp. 



Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (bên phải) ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) quyết định tham gia BHXH tự nguyện để phòng thân lúc về già.

Anh Nguyễn Văn Đích ở TP Hòa Bình làm nghề thợ xây hơn 20 năm, làm cho chủ thầu xây dựng. Việc xây dựng các công trình tư nhân chỉ thỏa thuận với nhau, chưa từng ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Bởi thế, anh Đích không được chủ thầu đóng BHXH, BHYT, BHTN. Đầu năm 2021, anh Đích bị gãy tay do ngã giàn giáo. Khi sự cố xảy ra, anh Đích chỉ được chủ thầu hỗ trợ một ít chi phí điều trị. Anh cho biết: Trước do chủ quan không mua BHYT nên thời điểm tôi bị tai nạn chi phí điều trị gia đình tự lo hết, phải chạy vạy vất vả. 

Còn vợ chồng anh Bùi Văn Mức ở huyện Kim Bôi đi làm thuê cho các chủ vườn tại Cao Phong. Lúc hết việc thì đi làm xây, ai thuê gì làm nấy. Ngoài tiền công vợ chồng anh không có thêm quyền lợi gì. Anh Mức cho biết: 2 năm trước, trong lúc làm việc trèo lên cây cao do bất cẩn gây chấn thương ở chân đến giờ vẫn còn đi khập khiễng. Trước khi bị chấn thương, tôi có mua BHYT hộ gia đình nên cũng đỡ được phần nào tiền thuốc men. Bị tai nạn, tôi càng thấm thía sự vất vả, thiệt thòi của LĐTD khi không tham gia BHXH tự nguyện và BHYT. Cùng nhóm đi làm với anh Mức có anh Bùi Văn Lập. Anh chia sẻ: Tôi đã đi làm nhiều năm nhưng không được chủ sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Cuối năm 2020, khi đang phát cỏ chẳng may phát phải hòn đá bị gãy lưỡi dao phát bay vào chân. Chủ sử dụng lao động thanh toán tiền công và hỗ trợ tiền thuốc. Tôi phải nghỉ việc hàng tháng nên gia đình khó khăn. Giờ ở nhà chưa tìm được việc làm phù hợp, cuộc sống khó khăn mới thấy LĐTD như tôi thiệt thòi trăm bề. 

Cũng là LĐTD, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) làm nghề bán hàng. Chị cho biết: Mấy năm trước nghe thông tin tuyên truyền về BHYT hộ gia đình tôi có tham gia nên khi ốm đau đi khám, điều trị tại bệnh viện cũng yên tâm. Tuy nhiên, mấy năm nay, sức khỏe kém, ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập giảm dần. Vợ chồng tôi nghĩ nếu cứ như này đến lúc tuổi cao không có khoản thu nhập để nghỉ hưu. Do vậy, vợ chồng tôi quyết định tham gia BHXH tự nguyện. Đây là phương án "phòng thân” lúc về già.

Theo tìm hiểu, phần lớn LĐTD phải làm việc với cường độ cao, thiếu các phương tiện bảo hộ lao động, công việc, thu nhập thất thường. Mặt khác, họ không được ký kết HĐLĐ, không được đóng BHXH, BHYT, BHTN, vì thế không được hưởng các quyền lợi về an sinh xã hội như: Chế độ thai sản, khám sức khỏe định kỳ, đào tạo nâng cao tay nghề, huấn luyện an toàn lao động… LĐTD còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác như: Mất sức lao động sớm, dễ bị mất việc, khi chẳng may xảy ra TNLĐ phải tự lo liệu. Do phần lớn LĐTD làm việc không có giao kết HĐLĐ nên khi sự cố TNLĐ xảy ra, cơ quan chức năng không nắm được vì chủ sử dụng lao động cũng như người lao động thường không khai báo. Điều này gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH tỉnh) cho biết: Trong những năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện một số chính sách hướng về nhóm lao động tự do như BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đã tạo điều kiện cho LĐTD được chăm sóc sức khỏe, hưởng chế độ hưu trí, tử tuất… Người lao động có quyền lựa chọn mức đóng, hình thức đóng phù hợp điều kiện kinh tế của mình. Được Nhà nước hỗ trợ đóng, được hưởng lương hưu khi về già, lương hưu điều chỉnh theo giá tiêu dùng. Đồng thời, được cấp thẻ BHYT trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe…

Việt Lâm

Các tin khác


Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục