(HBĐT) - Mùa xuân là mùa của các lễ hội. Mỗi dịp đầu xuân, người dân lại nô nức trẩy hội, đến các đền, chùa, điểm di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch. Du xuân, đi lễ đền, chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống gắn với tín ngưỡng của người Việt. Hàng năm, sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Việc tổ chức lễ hội không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy và quảng bá bản sắc văn hóa, mà còn tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch.


Nhộn nhịp dịch vụ đổi tiền lẻ trước cửa đền Thượng Bồng Lai (Cao Phong) dịp đầu xuân.

Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các lễ hội chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội để tránh tập trung đông người. Với chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, người dân vẫn du xuân, đi lễ. Các điểm du lịch tâm linh như đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Thượng Bồng Lai (Cao Phong), chùa Hòa Bình Phật Quang (TP Hòa Bình)… vẫn mở cửa đón khách nhưng chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh. Tĩnh tâm nơi cửa đền, chùa, du khách mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong nămmới. Vừa thăm quan, vãn cảnh, vừa ước nguyện, tìm sự thư thái cho tâm hồn để vững tâm bắt đầu một năm lao động, sản xuất, làm việc. Đó chẳng như nét đẹp văn hóa, điểm tựa tinh thần!

Ấy vậy nhưng vẫn còn những "hạt sạn” tại các điểm du lịch tâm linh. Ai cũng chắp tay vái cầu sức khỏe, bình an nhưng không phải ai cũng chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Có người vẫn không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách. Giữa chốn đông người vậy chẳng phải đang gieo rắc nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác, trái với điều mình và mọi người đang khấn cầu? Các điểm dịch vụ ăn uống không thiếu xúc xích nướng, xoài dầm… nhưng không tủ che đậy, các bàn ăn cũng chẳng có vách ngăn phòng dịch và thực khách vẫn ngồi cạnh nhau ăn uống. Rồi việc nhét vài đồng tiền lẻ vào các khe cửa, tượng thờ như thể "hối lộ” các thánh thần ban cho cái nọ, cái kia mà không được thu gom kịp thời, gây phản cảm. Hành động như vậy nên các điểm dịch vụ đổi tiền lẻ nơi cửa đền khá nhộn nhịp. Các đền, chùa đã có hòm công đức, bố trí người ghi công đức để người đi lễ tỏ lòng đóng góp, nhưng hòm công đức cũng xuất hiện khá "dày”. Bốc quẻ, xem tướng số, khấn thuê mang tính chất mê tín dị đoan vẫn diễn ra.

Mặc dù các đền, chùa thông báo không thắp hương để đảm bảo an toàn phòng cháy, nhưng có người vẫn biện hộ để đốt hương nghi ngút gài trong bàn lễ có chất dễ cháy như vàng mã và đặt mâm lễ cạnh tượng thờ. Đền, chùa, tượng hầu hết đều được làm bằng gỗ nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng dễ bị "thần lửa” ghé thăm. Trong giáo lý nhà Phật, không ghi đốt vàng mã là thành tâm nhưng không ít người vẫn hóa vàng ngựa lớn, thuyền to… cháy ngùn ngụt, tốn kém. Thay cho thói quen chi tiền vào vàng mã và lễ vật thì nhà Phật khuyên nên làm những việc thiện sẽ tích đức.

Nhiều người nô nức đi lễ nhưng không phải ai cũng biết cách hành lễ sao cho đúng. Đền thờ Thánh, những người có công với quê hương đất nước, chùa là nơi thờ Phật. Người đi lễ nên tìm hiểu về nơi mình đến và hành lễ văn minh, trang nghiêm, từ trang phục đến cử chỉ, lời nói. Ở nơi tôn nghiêm lại vẫn xuất hiện một số nữ nhân mặc váy, quần ngắn, khiến người khác phải ái ngại.

Hỏi rằng, mùa lễ hội năm nay đã an toàn, văn minh? Hẳn nhiều người trả lời đã có sự thích ứng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới và có nhiều cố gắng, đổi mới để tạo hình ảnh đẹp, nhưng vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Còn đó những băn khoăn về thống nhất giá vé gửi xe, quản lý những trò chơi ăn may có thưởng, nâng cấp cảng, bến cho thuận lợi… Những điều trên cần xem xét, nhìn nhận để chuyến du xuân đầu năm thực sự an toàn, ý nghĩa và văn minh. Điều này chỉ có thể đạt được khi có sự đồng thuận, chung sức vào cuộc của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, chủ cơ sở thờ tự, ban quản lý di tích, các cảng, bến và chính những du khách.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Khẩn trương xác định danh tính người bị nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

UBND quận chỉ đạo thực hiện xác định danh tính người bị nạn; phối hợp tổ chức tang lễ cho người đã mất, thăm hỏi người bị thương.

Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục