(HBĐT) - Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những chính sách được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tích cực triển khai nhằm phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mặc dù có những khó khăn do địa hình vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí hạn chế, tuy nhiên, nhiều địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, mang lại hiệu quả thiết thực.


Học viên lớp hàn, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thực hành nghề hàn. 

Thống Nhất là xã vùng sâu của huyện    Lạc Thuỷ, hơn 70% dân số là đồng bào DTTS. Xã còn 5 xóm thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện các chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi (ĐBDTTS& MN), trong những năm qua, xã đã phối hợp triển khai nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên hộ nghèo, hộ chính sách hoàn cảnh khó khăn. Trong năm, xã triển khai 3 lớp đào tạo nghề, gồm 1 lớp hàn, 2 lớp may, thu hút hơn 130 lao động tham gia. Đồng chí Bùi Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Lựa chọn nghề hàn và nghề may công nghiệp bởi trên địa bàn huyện có khá nhiều doanh nghiệp cần tuyển lao động biết nghề hàn. Ngoài ra, địa bàn xã có 3 cơ sở may gia công, cần tuyển nhiều công nhân nữ. Vì vậy, xã chủ động đề xuất Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở lớp để tạo cơ hội việc làm cho người lao động, đảm bảo khi học xong người lao động có việc làm luôn. 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giúp người dân có sinh kế bền vững cũng là mục tiêu huyện Lạc Thuỷ hướng đến trong công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào DTTS. Đồng chí Đặng Thị Vỹ,  Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lạc Thuỷ cho biết: Trước khi xây dựng kế hoạch mở lớp, Trung tâm tiến hành khảo sát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu đào tạo nghề của người lao động. Sau khi có số liệu cụ thể, huyện phối hợp, liên kết với doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc, thực hành tại chỗ. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp mở được 5 lớp và đang tiếp tục triển khai các lớp theo kế hoạch. 

Tại huyện Đà Bắc, thực hiện Đề án phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã phân bổ nguồn kinh phí 1,4 tỷ đồng mở 17 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc. Trong đó có 3 lớp đào tạo nghề chăn nuôi và phòng bệnh cho gia cầm, 14 lớp nghề phi nông nghiệp (dệt thổ cẩm, sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch). Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phát triển ngành du lịch, huyện đã phối hợp triển khai đào tạo các ngành nghề cần thiết như nghề hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, thêu thổ cẩm. Sau khi học xong, huyện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển các mô hình sinh kế để người dân có thể phát triển một cách bền vững. 

Theo Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS& MN giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu đến năm 2025, khoảng 63% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Để triển khai thực hiện các mục tiêu của đề án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động vùng ĐBDTTS&MN. Trong đó, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn người DTTS học nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu. Nghiên cứu tổ chức các khóa, lớp đào tạo nghề có chương trình, thời gian phù hợp trình độ dân trí, tâm lý học viên là người DTTS, chú trọng đào tạo những kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu cho từng vị trí việc làm. Cùng với việc hỗ trợ chi phí cho các hộ và người DTTS học nghề, chuyển đổi nghề, tỉnh tiếp tục có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất có đào tạo và sử dụng nhiều lao động là người DTTS.

Đinh Hòa


Các tin khác


Quốc hội gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ cháy tại Cầu Giấy

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phát động phong trào “Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chung tay vì người nghèo”

Sáng 24/5, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến về phát động phong trào "Gửi tiết kiệm tại NHCSXH, chung tay vì người nghèo” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự phát động có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên Ban đại diện.

Cháy nhà trọ trong ngõ sâu ở Trung Kính (Hà Nội), 14 người tử vong

Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào ban đêm tại một căn nhà trong ngõ 43, phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, khiến nhiều người tử vong.

Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục