(HBĐT) - Từ trung tâm xóm Muôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc), ngược theo con đường đất thẳng đứng chằng chịt ổ voi, ổ gà… để lên tới nơi sinh sống của 33 hộ dân trong xóm. Mất chừng 20 phút, những tay lái là nam giới phải rất vất vả mới vượt cung đường đèo dốc gian nan này. Vậy mới thấu hiểu được khó khăn, cực nhọc và cả những nguy hiểm hàng ngày người dân xóm Muôn Chếch phải đối mặt. Trước khi thực hiện nhập xóm, khu vực này thuộc địa bàn xóm Chếch, là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.


Đường giao thông tại xóm Muôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) chủ yếu là nền đất, ảnh hưởng đến đi lại, giao thương hàng hóa của Nhân dân.

"Vào ngày thời tiết nắng ráo thì đi được xe máy, nếu không may trời mưa, chúng tôi phải gửi xe dưới chân dốc, "cuốc” bộ gần 1 tiếng để lên với bà con…”, đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Văn Cộc, Trưởng xóm Muôn Chếch. Khảo sát thực tế tại tuyến đường dẫn lên khu vực sinh sống của 33 hộ dân cho thấy, mặt đường đất bị cày xới thành những rãnh sâu từ 20 - 30 cm bởi nước lũ đổ về. Dọc hai bên đường vẫn còn bùn đất, cây cối ngổn ngang sau các đợt thiên tai. Nhiều đoạn đường hẹp, taluy dương là vách núi, phía bên kia là vực sâu nguy hiểm. Với địa hình đồi dốc, đường đất trơn trượt gây không ít khó khăn cho người dân trong đi lại, đặc biệt là trẻ tới lớp.

Anh Bùi Văn Kiển, xóm Muôn Chếch cho biết: "Thời tiết thuận lợi thì không sao, hễ mưa lay phay là đường trơn lầy lội, xe máy lại "đắp chiếu”. Để kịp giờ lên lớp, sáng nào các con tôi cũng phải dậy từ 5h để bố mẹ cõng xuống chân dốc tới trường. Một số trẻ học lớp 3 - 4 có thể tự đi bộ nhưng vẫn phải có phụ huynh đi kèm. Đặc biệt nguy hiểm hơn vào mùa lũ bão, do địa hình phức tạp, nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất đá, chúng tôi buộc phải cho con nghỉ học để đảm bảo an toàn”.

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đường giao thông khó khăn đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế của Nhân dân. Trong những năm qua, xóm Muôn Chếch tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương. Chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng rừng, cây ăn quả có múi. Theo rà soát, toàn xóm duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 20 ha, 30 ha đất lâm nghiệp. Ngoài ra, một số hộ chủ động cải tạo diện tích vườn tạp để trồng cây có múi với các giống bưởi đỏ, bưởi Diễn… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đường giao thông khó khăn, tư thương ép giá cước phí vận chuyển. Trong thời điểm thu hoạch bưởi đỏ đầu tháng 12/2022, tư thương thu mua tại vườn các hộ với giá 3.000 đồng/quả, trong khi tại khu vực trung tâm xã giá 6.000 đồng/quả; giá cây sả cũng thấp, dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, đường giao thông khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa thiết yếu có giá thành cao hơn so với các xóm vùng thấp”.

Toàn xóm hiện có 119 hộ với trên 500 nhân khẩu. Thời điểm chưa triển khai sáp nhập, xóm Chếch là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo gần 90%, kinh tế chậm phát triển, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính bởi địa bàn nằm cách xa khu vực trung tâm, hệ thống đường giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nông sản làm ra không tiêu thụ được.

Đồng chí Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: "Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền các cấp đã quan tâm, đầu tư nâng cấp 4/6,5 km đường giao thông dẫn vào trung tâm xóm Muôn Chếch. Theo rà soát, hiện còn khoảng 2,5 km đường đất dẫn vào khu vực cuối xóm. Thời gian tới, xã mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước, huy động Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công để hoàn thiện, nâng cấp tuyến đường. Qua đó đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, đặc biệt là việc tới trường của trẻ nhỏ. Đồng thời kết nối giao thương, vận chuyển hàng hóa góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân xóm Muôn Chếch, đóng góp vào sự phát triển KT-XH địa phương”.


Đức Anh


Các tin khác


Hà Nội: Cháy nhà trọ trong đêm, nhiều người thương vong

Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra rạng sáng 24/5, tại phường Trung Hoà (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khiến ít nhất 14 người thương vong.

Khởi công xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo huyện Lạc Sơn

Ngày 23/5, Công an tỉnh phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và nhóm thiện nguyện "Trao chia sẻ, nhận yêu thương” tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho 2 gia đình tại 2 xã Miền Đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.

Thanh niên Công an tỉnh và huyện Lương Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 

Ngày 23/5, tại trường THPT Lương Sơn, Ban Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên - Hội liên hiệp Thanh niên huyện Lương Sơn và phòng Văn hóa - thông tin huyện tổ chức Lễ ra quân "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè - đẩy mạnh chuyển đổi số; hỗ trợ thực hiện cài đặt, sử dụng chữ ký số cá nhân miễn phí cho công dân” năm 2024 trên địa bàn huyện.

Một khách hàng trúng thưởng 1 tỷ đồng khi gửi tiết kiệm tại Agribank

Sáng 23/5, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ trao giải thưởng chương trình tiết kiệm dự thưởng "Tết an khang - rước xế sang”.

Đã có kết quả xét nghiệm ADN trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Công an huyện Thanh Trì Hà Nội cho biết hiện đã có kết quả xét nghiệm AND trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con.

Giúp phụ nữ vùng đồng bào dân tộc có cuộc sống ổn định

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao Mai Châu nên từ năm 13 tuổi, chị Lò Thị Chanh ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu đã biết nghề dệt thổ cẩm. Sau khi lập gia đình, ngoài việc đồng áng chị làm thêm nghề dệt ở nhà bán cho các tư thương. Công việc tranh thủ lúc nông nhàn giúp chị có thêm thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên trước đây sản phẩm của chị được mang đi các nơi nhưng không có thương hiệu nên giá trị chưa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục