(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 15- CTr/TU ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong 5 năm (2017 – 2022), tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch.



Hiện, trên địa bàn xã Nà Phòn, huyện Mai Châu có nhiều điểm du lịch thu hút du khách. 

Hàng năm, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức đoàn công tác cho các thành viên đi học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch tại một số tỉnh, thành phố có du lịch phát triển như: Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… Đồng thời, tỉnh ưu tiên công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, nâng cao khả năng cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ làm dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển khách, đặc biệt là tại khu du lịch hồ Hòa Bình và khu du lịch Mai Châu. Ưu tiên hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm du lịch tại các bản du lịch cộng đồng.

Trong 5 năm, Sở VH-TT&DT đã phối hợp với một số trường đại học, cao đẳng du lịch tổ chức 30 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch với 1.630 lượt học viên; trong đó có 6 lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn OCOP tại các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc.

Sở NN&PTNT tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng.

Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo một số lớp nghề hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, lễ tân cho các hộ kinh doanh du lịch theo mô hình homestay, các nhà hàng ẩm thực trên địa bàn một số huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng.

P.V

Các tin khác


Festival hoa Đà Lạt thu hút hơn 1,5 triệu lượt du khách

Tối 31/12, tại quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt) UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022 sau gần 2 tháng diễn ra.

Nhiều điểm vui chơi Tết Dương lịch tại các thành phố lớn

Dịp Tết Dương lịch này, người lao động được nghỉ lễ 3 ngày. Có rất nhiều các địa điểm với các hoạt động đón năm mới có thể tham khảo.

Năm 2022, Việt Nam đón hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 12/2022, Việt Nam đón hơn 707 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 18,5% so với tháng trước. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3,66 triệu lượt người, trong đó Hàn Quốc là thị trường đóng góp lượng khách đến lớn nhất.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 827-KL/TU về sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Chương trình hành động số 15-CTr/TU).

Sa Pa “cháy” phòng dịp nghỉ Tết Dương lịch

Tính đến thời điểm này (29/12), các khách sạn, nhà nghỉ, homestay ở Khu du lịch quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đã cơ bản kín phòng, nhất là các khách sạn từ 3 sao trở lên, nằm ở khu vực trung tâm đã hết phòng, báo hiệu kỳ nghỉ Tết Dương lịch sôi động tại đây.

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2022 đạt trên 707.000 lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục