Những ngày cuối năm mang theo gió lạnh và mưa bụi khiến cái rét miền bắc như thêm phần se sắt. Khi bạn bè rủ nhau đi Tây Bắc để "săn" tuyết, tôi chọn Tràng An (Ninh Bình), tạm rời xa những bận rộn, những khói bụi của guồng quay cuộc sống hằng ngày. Vùng non nước nơi đây vẫn huyền ảo, mộng mơ và bình yên đến lạ thường.

Cơ hội để du lịch cất cánh

(HBĐT) - Hoạt động du lịch của tỉnh đang có những tín hiệu vui. Tư duy nhận thức và cách làm du lịch đã thay đổi và khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các điểm, khu du lịch đa dạng.

Xây dựng hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia

(HBĐT) - Khu du lịch hồ Hòa Bình nằm trong khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước, trải dài 230 km từ tỉnh Hòa Bình đến tỉnh Sơn La. Hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, gắn liền với điểm tham quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Một thoáng Quỳnh Nhai

Bài 2: Sức sống vùng hồ Quỳnh Nhai 
(HBĐT) - Từ năm 2006 - 2010, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La - công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của di dân tái định cư thủy điện.

Tam Đảo – nơi giao thoa của đất trời…

(HBĐT) - Nhắc đến Tam Đảo là nói đến một địa danh với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu độc đáo mát lạnh. Thế nên, từ đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã phát hiện và xây dựng thành khu nghỉ mát. Suốt chiều dài lịch sử đến nay, Tam Đảo đã trở thành địa điểm lý tưởng để du khách thập phương lui tới, nhất là trong những ngày hè oi ả. Không thể phủ nhận, mùa hè là quãng thời gian lý tưởng nhất để đến Tam Đảo. Tuy nhiên, đến chốn bồng lai này trong những ngày đông giá cũng là một trải nghiệm khó quên.

Thành phố Hòa Bình phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Một thoáng Quỳnh Nhai

(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch

Thành phố Hòa Bình thu hút 600.000 lượt khách du lịch

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, thành phố Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng, nhiều danh lanh thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như:

Khám phá điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ

(HBĐT) - Để đến homestay Hồng Hạ, từ trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), bạn chỉ cần di chuyển theo tuyến đường Điện Biên Phủ - Lê Ngô Cát - Minh Mạng - QL AH1 đến cầu Tuần rẽ phải, vòng qua đường đến lăng Minh Mạng rồi dọc theo QL49 kết nối thành phố Huế và huyện A Lưới. Dọc đường đi ngang qua các xã Bình Điền, Hồng Tiến, Hương Nguyên trong khoảng 49 km sẽ đến xã Hồng Hạ từ trục đường chính rẽ vào 300 m là đến homestay Hồng Hạ (huyện A Lưới). Xã Hồng Hạ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với suối Pârley, thác Pa Ring, cột đá thiêng A Doi… và không gian văn hóa của đồng bào nơi đây. Điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ vừa được đưa vào khai thác phục vụ du khách từ ngày 22/7/2017.

Đà Bắc - cơ hội từ phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có truyền thống lịch sử văn hóa độc đáo và đặc sắc, rừng nguyên sinh, cảnh quan, núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, huyện Đà Bắc nằm trong quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, là cơ hội lớn để huyện khai thác tiềm năng, phát triển các loại hình du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

Làm du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Tử Nê

(HBĐT) - Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tử Nê (Tân Lạc) thực sự hình thành khi CECAD (Trung tâm môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng, trực thuộc Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam) triển khai dự án phục hồi, bảo tồn văn hóa Mường và chương trình nâng cao năng lực của người nghèo tại địa bàn vào năm 2008.

Bản Áng - điểm du lịch lý tưởng

(HBĐT) - Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là "Đà Lạt của Tây Bắc” có sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có khí hậu cao nguyên trong lành, mát mẻ với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Bản Áng còn lưu giữ được những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa truyền thống kết hợp với sự sáng tạo của đồng bào Thái trong làm du lịch cộng đồng homestay đã tạo cho nơi đây sức hấp dẫn riêng.

Đổi thay nếp nghĩ từ làm du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Khi thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) nằm trên một hòn đảo. Không có đường giao thông, phương tiện kết nối với bên ngoài là những con thuyền độc mộc. Người dân sinh sống bằng đánh bắt cá, trồng ngô và trồng luồng. Nay họ đã biết đến một nghề mới làm thay đổi cuộc sống của mình là làm du lịch cộng đồng.

Đừng để hệ thống di tích quốc gia ở thung lũng cổ Cao Răm bị lãng quên

(HBĐT) - Xã Cao Răm, huyện Lương Sơn là một thung lũng cổ, nơi đây có 4 di tích quốc gia gồm: hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng… Tất cả các di tích này đều có giá trị to lớn về lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra là hầu hết các di tích của xã Cao Răm sau khi được công nhận là di tích quốc gia thì dần bị lãng quên.