(HBĐT) - Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ 17h ngày 9/10 đến 17h ngày 11/10/2017, trên địa bàn huyện Lương Sơn có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Lâm Sơn là 183mm, mực nước trên sông Bùi cao nhất ở thời điểm 15h ngày 10/10 là 2.445 cm, trên mức báo động 3 đã làm ngập toàn bộ các ngầm trên địa bàn huyện, nhất là các ngầm tràn dọc theo sông Bùi và gây ngập quốc lộ 6, khu vực Đông Dương. Mưa to, nước lũ dồn về 3 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện, gồm sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và đặc biệt là sông Bùi - một con sông nhỏ, ngắn và dốc, hàng năm thường có lũ lớn gây ngập lụt các địa bàn: Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn...


Sau mưa lũ, cán bộ UBND huyện Lương Sơn đi khảo sát đường vào xóm Sòng (xã Thành Lập) - khu vực bị nước lũ kéo sạt hoàn toàn trong các ngày 9 - 11/10/2017.

Nhằm kiểm soát không để thiệt hại về người trong mưa lũ, ngay trong ngày 9/10, BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn đã chỉ đạo các xã, thị trấn có các điểm xung yếu phải tuyên truyền, vận động người dân chủ động di dời đến nơi an toàn, bố trí lực lượng trực 24/24h để chủ động phản ứng trong các tình huống xấu. Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT, Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn nhấn mạnh: Trong các trường hợp thiên tai khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu là bảo toàn tính mạng người dân, tuyệt đối không được lơ là công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt rõ phương châm chỉ đạo đó, trong 3 ngày ứng phó với mưa lũ lịch sử, huyện đã khẩn cấp huy động lực lượng, phương tiện, tập trung cao nhất cho công tác cứu hộ và tìm kiến cứu nạn.

Trong tình huống cấp bách, huyện Lương Sơn đã tổng huy động các lực lượng đến từ Ban CHQS huyện, Công an huyện, dân quân tự vệ, Công an xã, đặc biệt còn phối hợp với cán bộ, chiến sỹ Trường Đặc nhiệm, Bộ Công an T45 Xuân Mai với tổng số gần 500 người cùng nhiều phương tiện để kịp thời triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Qua đó đã cứu hộ và di dời 767 người dân (tập trung chủ yếu tại thị trấn Lương Sơn và xã Hòa Sơn) ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi tạm trú an toàn; kịp thời hỗ trợ người dân di dời trên 1.000 con gia súc, gia cầm cùng nhiều tài sản gia đình có giá trị.

Nhìn lại 3 ngày căng thẳng ứng phó với mưa lũ lịch sử, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn khẳng định: Hậu quả sẽ nghiêm trọng không thể lường hết được nếu huyện không chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. Đặc biệt, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu cạn đã được triển khai cấp bách, kịp thời, hiệu quả, nhờ đó đã hoàn thành mục tiêu quan trọng hàng đầu là bảo toàn tính mạng người dân trong các trường hợp thiên tai khẩn cấp.

Cũng nhờ sự chủ động cao, ngay từ cuối tháng 9, đầu tháng 10/2017, UBND huyện Lương Sơn đã đôn đốc các xã, thị trấn thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa và hoa màu vụ hè thu. Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng”, nông dân đã cơ bản hoàn thành thu hoạch trước khi mưa lũ ập đến. Nhờ đó, diện tích lúa bị ngập úng khoảng 20 ha, hoa màu bị ngập úng gần 250 ha, thấp hơn nhiều so với diện tích thiệt hại của các địa phương trong tỉnh. Theo BCH PCTT&TKCN huyện Lương Sơn, thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn huyện chủ yếu về công trình, ước tính khoảng 80,816 tỷ đồng. Hiện nay, huyện tích cực thực hiện công tác khắc phục hậu quả. Trong đó, xác định ưu tiên tái đầu tư cấp bách đối với các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn và bước đầu hỗ trợ khắc phục đối với các công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng để người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.


                                                                        Thu Trang


Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục