(HBĐT) - Hiện nay, Lạc Sơn là một trong những huyện có đàn gia súc lớn nhất, nhì của tỉnh. Để bảo vệ và phát triển đàn gia súc, công tác phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi ở vụ thu - đông được chú trọng hàng đầu.


Cùng đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT đi thực tế tại các hộ chăn nuôi xóm Yên Kim, xã Yên Nghiệp, chúng tôi dễ dàng quan sát thấy, hộ chăn nuôi nào cũng có từ 1 - 2 cây rơm dự trữ. Vườn, đồi trước cửa, sau nhà có một phần diện tích trồng mía, cỏ voi, ngô gieo dày để đảm bảo lượng thức ăn xanh cho trâu, bò. Vốn là vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt, hầu hết các hộ đều nuôi ít thì 1 - 2 con, hộ nuôi nhiều lên đến hàng chục con gia súc. ông Bùi Văn Nhùm, xóm Yên Kim cho biết: Cách đây 7 - 8 năm, do chủ quan trong phòng đói, rét cho gia súc, nhiều hộ khóc ròng vì thiệt hại trâu, bò nên giờ nhà nông đã biết lo, phụ phẩm nông nghiệp được tận dụng triệt để, nhất là rơm, rạ gặt xong; trồng cỏ, bán mía giữ lại lá và ngọn làm thức ăn cho vật nuôi phòng ngày mưa phùn, gió bấc.


Nhiều hộ ở xóm Yên Kim, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) chọn chăn nuôi gia súc là nghề mang về thu nhập chính.

Bên cạnh đó, gia súc được bà con chủ yếu nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, không còn tình trạng thả rông trên đồi rừng, thiếu sự quản lý. Cùng với nguồn thức ăn dự trữ chủ động cho suốt thời gian của vụ đông - xuân, bà con thường xuyên củng cố chuồng trại gia súc, giữ nền chuồng khô thoáng, sạch sẽ, dùng các loại vật liệu sẵn có như bao tải dứa, vải bạt, chăn, đệm bông để che chắn gió lùa, không để vật nuôi bị rét. Ngoài ra còn tích trữ than, củi đề phòng trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp sẽ đốt sưởi tránh rét cho bò, trâu.

Thống kê đến thời điểm này, tổng đàn trâu toàn huyện có 25.420 con, bò 17.495 con, lợn trên 103.300 con và trên 929.500 con gia cầm. Nhiều hộ tập trung chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Để phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc hiệu quả, nhất là ở vụ đông – xuân thời tiết có rét đậm, rét hại bất thường, cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành nông nghiệp đã tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ này tích cực. Đồng chí Bùi Như Khóa, Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Hiện nay, toàn huyện có trên 207 ha cỏ VA06, trên 21.000 cây rơm. Công tác tiêm phòng các loại vắc xin được tập trung chỉ đạo quyết liệt nên tỷ lệ đạt và vượt xa so với kế hoạch, nhất là tiêm phòng các bệnh lở mồm - long móng, tụ huyết trùng trâu, bò…

Đợt triển khai tiêm phòng cho gia súc vụ thu - đông vừa kết thúc, toàn huyện đã tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng đạt 151,3%, phòng bệnh dại 101%, tiêm phòng cho đàn lợn đạt 192,6%, đàn gia cầm đạt 130,5% so với kế hoạch tỉnh giao. Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức, động viên họ khắc phục khó khăn thực hiện tốt các biện pháp phòng – chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn trâu, bò, lợn và tích cực triển khai hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi thú y trong nhân dân, tình hình phát triển đàn gia súc ổn định, trên địa bàn không để xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết đói, chết rét hay thiệt hại do bệnh dịch nguy hiểm gây ra kể từ đầu vụ.

Bùi Minh


Các tin khác


Nâng cao ý thức tự phòng tránh thiên tai cho người dân

(HBĐT) - Đợt mưa lũ kinh hoàng đầu tháng 10 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cả tỉnh có hàng chục người chết và mất tích. Tình trạng trượt sạt đất, đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản, hoa màu. Nhiều khu vực bị chia cắt khó tiếp cận. Mưa lũ làm phát sinh hàng chục khu vực, điểm nguy cơ cao trượt sạt đất, đá đe dọa tính mạng của người dân.

Không chủ quan với bệnh lùn sọc đen hại cây ngô vụ đông

(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.

Cải thiện môi trường nước sinh hoạt sau mưa lũ.

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.

Không khí lạnh tăng cường gây mưa trên diện rộng

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa rải rác tại vùng Đông Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng núi và trung du phía bắc có nơi rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 đến 180C, vùng núi cao dưới 90C.

Chủ động đối phó với không khí lạnh, rét đậm

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện khẩn số 143/ CĐ-BCH điện: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, TP Hòa Bình; các sở, ngành; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.

Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí giao thông tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục