Với cơ sở hạ tầng hiện có là hệ thống cáp ngầm đại dương, có thể tận dụng như một công cụ dự báo sóng thần.
Những trận sóng thần khủng khiếp, ví dụ trận sóng thần năm 2004 đã cuốn đi 200.000 người ở Ấn Độ Dương, khi hình thành sinh ra một điện trường lớn. Điện trường này có thể bị mạng lưới những cảm biến, đặt ngầm dưới đáy đại dương phát hiện ra. Lắp đặt một mạng lưới như vậy sẽ rất tốn kém.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu thuộc Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) đã đề xuất tận dụng mạng cáp viễn thông sẵn có dưới biển để thực hiện dự án này. Theo họ, đây là một phương pháp đáng tin cậy, phối hợp với các hệ thống cảnh báo sóng thần khác có thể giúp chúng ta tránh những thảm họa nếu xảy ra.
Nước biển dẫn điện nên tạo ra một từ trường khi nó va chạm với trường địa từ (geomagnetic) của Trái đất. NOAA đã sử dụng mô hình máy tính để dự đoán độ lớn của điện trường tạo ra do trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 khi nó di chuyển qua các mạng cáp ngầm đại dương chủ yếu. Trận sóng thần năm 2004 đã làm chết 140.00 người tại Indonesia và vùng Aceh
TS Nair thuộc NOAA cho biết: "Chúng tôi ước tính điện thế cảm ứng của trận sóng ngầm năm 2004 lên tới 500mV, nghĩa là quá nhỏ so với một chiếc pin 9V, nhưng cũng đủ để nhận biết nếu so với số liệu của những ngày bình thường”.
 |
Lắp đặt cáp ngầm. |
Sóng thần có thể lan truyền với tốc độ của máy bay nên trong quá khứ, chính chúng, cùng với lở đất, núi lửa phun và thiên thạch từ trên trời rơi xuống đã quét sạch khỏi mặt đất cả một loài khủng long khổng lồ. Các nhà khoa học dựa trên mạng lưới các địa chấn kế để phát hiện những động đất xảy ra dưới đáy biển, gây ra sóng thần, nhưng chỉ những cảm biến đặt dưới đáy đại dương và đo thủy triều ven biển mới có thể nhận ra sóng thần.
Những thảm họa như sóng thần ít khi xảy ra nhưng được mọi người rất quan tâm vì thiệt hại vô cùng to lớn. Đó là lý do khiến mọi người ủng hộ dự án này.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.
(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.
(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.