(HBĐT) - 3. Quản lý môi trường đối với dự án đầu tư Luật BVMT năm 2020 thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Luật cũng đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm người dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nước trên thế giới, hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu.


Luật đã tiếp cận phương pháp quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường. Theo đó, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ hoặc không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp, cụ thể là:

- Quy định chỉ đối tượng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

- Áp dụng đầy đủ các công cụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (đánh giá sơ bộ tác động môi trường, ĐTM, cấp GPMT nếu phát sinh chất thải); đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường được cấp GPMT ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và tổ chức hậu kiểm (thông qua thanh tra, kiểm tra) khi dự án đi vào hoạt động hoặc chỉ phải đăng ký môi trường (không phải là thủ tục hành chính, được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, đơn giản) tại UBND cấp xã. Bên cạnh đó, Luật cũng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thông qua việc tích hợp toàn bộ các giấy phép, giấy xác nhận về môi trường vào chung 1 GPMT và bãi 7 bỏ các giấy phép có liên quan;

- Xác lập lại đúng vai trò hoạt động quan trắc chất thải của doanh nghiệp, Luật quy định các đối tượng xả nước thải, bụi, khí thải lớn ra môi trường phải quan trắc định kỳ; đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục bao gồm các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải trung bình trở lên và cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải lớn, các khu, cụm công nghiệp. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc cụ thể sẽ do Chính phủ quy định để phù hợp với điều kiện phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu BVMT trong từng thời kỳ.

4. Chế định về thẩm quyền quản lý Nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất

Việc thực hiện song song thủ tục cấp giấy phép, giấy xác nhận về môi trường (do cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT thực hiện) với cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (do cơ quan quản lý Nhà nước về công trình thủy lợi thực hiện) trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp về tài nguyên nước.

Để khắc phục vấn đề này, Luật BVMT năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong GPMT nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Luật phân cấp mạnh mẽ cho địa phương thông qua chế định giao UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (quy định hiện hành phân cấp các Bộ, ngành đều có thể thẩm định báo cáo ĐTM), đồng thời quy định các bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả.

(Còn nữa)


Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

(HBĐT) - Sở Y tế ban hành Công văn số 41/SYT-NVD, ngày 6/1/2023 về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2.

Quy định mức hỗ trợ một số nội dung thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(HBĐT) - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 206/2022/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 quy định mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp cho một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTMTQGXDNTM) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

1.304 chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết số 212/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các hội năm 2023.

Tạm giao 26.974 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã ban hành Nghị quyết số 213/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 về việc quyết định tạm giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các hội; cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tỉnh năm 2023.

Một số nội dung cơ bản của Luật Biên phòng Việt Nam

(HBĐt) - Luật Biên phòng Việt Nam được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11/11/2020. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 và thay thế Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9.

Quyết liệt thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022

(HBĐT) - Đó là một trong những nội dung quan trọng Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chỉ đạo tại Công văn số 2040/UBND-NVK ngày 23/11/2022 về thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 14/11/2022 của Văn phòng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục