(HBĐT) - Đó là một trong những nội dung quan trọng Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chỉ đạo tại Công văn số 2040/UBND-NVK ngày 23/11/2022 về thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 14/11/2022 của Văn phòng Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:


Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2022. (Ảnh tại Công ty CP tre gỗ Hải Hiền, xã Mông Hóa - TP Hòa Bình). 

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 14/11/2022 của Văn phòng Chính phủ

- Tập trung thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ còn lại trong năm được giao theo Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC), Kế hoạch phát triển KT - XH, dự toán NSNN tỉnh Hòa Bình năm 2022; Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KT - XH, 3 Chương trình MTQG; tổ chức triển khai có hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp… Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về vướng mắc, bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính, tránh để phản ánh, kiến nghị kéo dài, vượt cấp.

 - Thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong QLNN do Chính phủ và các bộ, ngành ban hành. Hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phòng chuyên môn cấp huyện. Bố trí, sắp xếp, thực hiện đúng cơ cấu, số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính; bố trí công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt...

- Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đồng bộ, khả thi.

- Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức; trong đó: Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, bảo đảm đạt tỷ lệ tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ NSNN trong giai đoạn 2021- 2026 theo Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị; Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài cho nền công vụ; Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

- Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển Chính phủ số; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử (Đề án 06) và nhiệm vụ hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy chuyển đổi số… Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội thúc đẩy CCHC, nhất là thủ tục hành chính…

P.V (TH)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục