(HBĐT) - Ngày 7/11/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới”. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định mục tiêu cho từng giai đoạn, cụ thể như sau:

 

* Đến hết năm 2020: Thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó: Phấn đấu giảm số xã thuộc diện xã khu vực III xuống còn 38% trên tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người các xã đặc biệt khó khăn đạt trên 20 triệu đồng/người/năm; bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực III (xã có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn) dưới 30%; 95% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; có trên 35 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; phấn đấu 100% hộ gia đình xem được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài PT – TH tỉnh, nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo quy định; 100% thôn, xóm có chi bộ Đảng sinh hoạt ổn định. Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở các vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

* Đến hết năm 2025, định hướng đến năm 2030: Đến hết năm 2025, phấn đấu số xã có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn còn dưới 30% trên tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; các xã còn lại có hạ tầng KT – XH cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực III giảm bình quân 4-5%/năm; thu nhập bình quân đầu người các xã đặc biệt khó khăn đạt trên 25 triệu đồng/người/năm; có trên 50 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; trên 98% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn.

- Định hướng đến năm 2030: Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển KT – XH giữa đô thị và nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lượng cao; tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu về KT – XH nhằm từng bước phát triển toàn diện, nhanh, bền vững và hội nhập; bảo đảm vững chắc QP - AN.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gồm: (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác dân tộc; phát huy nội lực, xã hội hóa các nguồn lực để phát triển KT – XH vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. (2) Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; ưu tiên đầu tư tại các xóm, xã đặc biệt khó khăn; làm tốt công tác quy hoạch phát triển KT - XH; xây dựng các cụm dân cư tập trung gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. (3) Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng vùng; ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước chuyển sản xuất nông nghiệp truyền thống sang liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị. (4) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số. (5) Ưu tiên phát triển GD-ĐT, dạy nghề cho đồng bào dân tộc, nhất là thanh niên dân tộc thiểu số. (6) Quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên. (7) Bảo đảm QP - AN, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

Các tin khác


70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nền tảng để dân tộc Việt Nam có được những thành tựu vĩ đại

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), phóng viên TTXVN tại Lào và báo chí địa phương đã phỏng vấn đồng chí Phankham Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ý nghĩa của sự kiện "chấn động địa cầu” này; những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam giành được sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như những bài học quý giá mà Lào đã rút ra được từ sự kiện lịch sử này.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục