Trong bối cảnh công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đạt những thành quả rất nổi bật của năm 2023, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay khi được phát hành đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả, nhất là cán bộ, đảng viên làm việc trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao.


Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”". Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chia sẻ những cảm nghĩ của mình về cuốn sách đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết về chủ đề đối ngoại, ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh cho rằng, tác phẩm rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, thực sự là "kim chỉ nam” cho hoạt động đối ngoại, ngoại giao của nền ngoại giao Việt Nam và là tài liệu quý cho những ai quan tâm đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Với hơn 800 trang, sách chia thành 3 chủ đề mang tính khoa học, chặt chẽ. Trong đó, tại chủ đề "Vai trò quan trọng và đóng góp to lớn của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật bản sắc, giá trị cốt lõi của tư tưởng, quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng ta, những định hướng cho công tác đối ngoại trong những năm sắp tới và nhiều năm sau.

Ông Trần Phước Anh đặc biệt bày tỏ sự tâm đắc với nội dung bài viết "Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết toàn diện, sâu sắc và khái quát hóa lý luận, thực tiễn đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới; đồng thời khẳng định, làm rõ hơn nội hàm bản sắc "cây tre Việt Nam” trong đường lối đối ngoại của Đảng ta.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết: Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa, phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa tư tưởng của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một nền ngoại giao độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Tổng Bí thư đã chỉ ra các thành tố nội hàm "vững ở gốc” là nguyên tắc vì lợi ích Quốc gia, dân tộc để phục vụ, độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại, lấy thực lực làm gốc; "chắc ở thân” là những phương thức tạo nên sức mạnh, trong đó sức mạnh đoàn kết là nhân tố sống còn; "uyển chuyển ở cành” là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đặc biệt trong các hoàn cảnh khó khăn, có sự phức tạp giữa những xu thế khác nhau, giữa đòi hỏi phải hài hòa cái chung và cái riêng.

Thực tiễn chứng minh đường lối đối ngoại, ngoại giao mang bản sắc "cây tre Việt Nam” đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong quá khứ, đường lối đối ngoại, ngoại giao đặc sắc Việt Nam đã giúp tạo lối và mở đường, từng bước phá thế bao vây, cấm vận và mở ra cục diện mới thuận lợi cho đất nước và hiện nay, công tác đối ngoại, ngoại giao đã mở rộng, làm sâu sắc các mối quan hệ, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Ông Trần Phước Anh cho biết, những chỉ đạo sáng suốt của Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại được triển khai trên thực tế tại TP Hồ Chí Minh đã mang lại những kết quả rất tích cực. Trong nhiều năm qua cũng như phương hướng trong năm 2024, công tác đối ngoại tại Thành phố luôn lấy "gốc” là "nguyên tắc vì lợi ích Quốc gia - dân tộc để phục vụ, giữ vững đường lối đối ngoại độc lập - tự chủ, lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện, để tạo thế, lập thời”, để từ đó triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại của mình, đóng góp vào những thành tựu chung của Thành phố.

TP Hồ Chí Minh xác định rõ phát huy vai trò chủ động, tích cực đi đầu trong công tác đối ngoại, tập trung vào các hoạt động ngoại giao kinh tế, tranh thủ các nguồn lực tốt nhất cho phát triển, giúp Thành phố giữ vững vị trí "cực tăng trưởng” phía Nam và vai trò đầu tàu kinh tế, là trung tâm đối ngoại, hội nhập của cả nước. Thành phố đặt ra 3 nhiệm vụ chính của đối ngoại là thu hút ngoại lực phục vụ phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng tâm; quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc tế của Thành phố và nâng cao hiệu quả hợp tác của Thành phố với các đối tác nước ngoài.

"Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho công tác đối ngoại, cuốn sách của Tổng Bí thư thực sự là cẩm nang quý có giá trị thực tiễn giúp những cán bộ làm công tác đối ngoại tại Thành phố quán triệt sâu sắc hơn quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại; tiếp tục đoàn kết, đồng lòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xây dựng Thành phố thành đô thị thông minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân cả nước về thành phố mang tên Bác năng động và phát triển”- ông Trần Phước Anh khẳng định.

Theo Tuyengiao.vn

Các tin khác


Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục