(HBĐT) - Ngày 21/11, tại Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) đã có cuộc giám sát trình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Thường trực Tỉnh ủy và HĐND tỉnh trên địa bàn. Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.

 

Theo báo cáo của  Sở NN& PTNT, hiện tỉnh ta có 354,98 ngàn ha đất nông nghiệp, chiếm 77,02% đất tự nhiên. Có 85% dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó, số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực nông chiếm 68,83 %. Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn.

 

 

Đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng ban KT - NS (HĐND) tỉnh kết luận hội nghị.

 

Năm 2014, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TU về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014- 2020; Nghị quyết số 11- NQ/TU về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Nghị quyết số 12- NQ/TU về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết số 14- NQ/TU về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014-2020. Bên cạnh đó còn có chính sách  phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Đề án Khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016- 2020; Đề án Cải tạo vườn tạp và  Đề án phát triển bưởi đỏ do UBND tỉnh phê duyệt.

 

 

Năm 2015, HĐND tỉnh có Nghị quyết số 116/2015, ban hành các chính sách hỗ trợ dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây dược liệu và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao; đầu tư nuôi trồng thủy sản; đầu tư chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất MDF; đầu tư chế biến chè, rau, củ quả; sơ chế bảo quản, chế biến cây mía tím; chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.

 

Sở NN&PTNT đã nêu rõ kết quả đạt được từ việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể: Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, diện tích cây ăn quả có múi  trên địa bàn tỉnh tăng hơn 1.860 ha. Hiện, toàn tỉnh có 7 làng nghề, tăng 4 làng nghề so với thời điểm chưa ban hành nghị quyết. Tăng 2,15 ngàn lồng cá so với năm 2014, riêng khu vực lòng hồ sông Đà có 3.390 lồng, tăng 1.919 lồng so với thời điểm trước khi ban hành Nghị quyết....

 

Về Nghị quyết số 116 của HĐND tỉnh, đến nay đã có công ty cổ phần dạy nghề nhân đạo Sinh Lộc đầu tư ứng dụng tiến bộ KH-CN xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc y học cổ truyền và mô hình trồng, sản xuất, chế biến một số cây thuốc theo hướng GACP tại huyện Lạc Thủy; tổng mức đầu tư 23,603 tỷ đồng, được phê duyệt mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là 1,57 tỷ đồng.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở NN&PTNT tỉnh cũng nêu rõ những khó khăn, hạn chế, bất cập   trong quá trình thực hiện các chính sách trên. Đồng thời kiến nghị:  HĐND tỉnh bố trí tăng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế khác hàng năm để thực hiện các chính sách trong ngành nông nghiệp, đảm bảo đáp ứng khoảng 40%- 50% nhu cầu (tương ứng 40-50 tỷ đồng mỗi năm). Đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện chính sách đầu tư dã được quy định trong các chính sách nhằm định hướng sản xuất theo quy hoạch đảm bảo chất lượng VSATTP và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Bố trí kinh phí để tổ chức các hội nghị, hoặc các khóa tập huấn, hướng dẫn thực hiện các dự án. Sớm sửa đổi, bổ sung nguồn kinh phí thực hiện một số chính sách cụ thể. UBND cấp huyện, xã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách trên địa bàn...

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế- Ngân sách đã ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Sở NN&PTNT. Đề nghị Sở NN&PTNT bổ sung, hoàn thiện báo cáo làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, dẫn đến chậm tiến độ trong thực hiện một số chính sách mà Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành. Đồng thời, đưa ra các giải pháp để tham mưu cho tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả trong thời gian tới.

 

 

                                                P.V

 

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục