"Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo còn thiếu chặt chẽ hoặc chưa cụ thể trong việc xử lý đối với một số tình huống như việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo; quy định về việc rút đơn tố cáo; tạm dừng, đình chỉ giải quyết tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo…”.


Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu trình bày trước Quốc hội, sáng 29-5.

Khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo

Đó là một trong những hạn chế, bất cập của Luật Tố cáo hiện hành được Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nêu trong Tờ trình của Chính phủ báo cáo trước Quốc hội sáng 29-5 về dự án sửa đổi Luật Tố cáo.

Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua vào ngày 11-11-2011, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2012. Sự ra đời của Luật Tố cáo đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo, giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, qua hơn bốn năm triển khai thực hiện cho thấy Luật Tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết trong nhiều trường hợp còn gặp vướng mắc nhất định như khi người bị tố cáo đã chuyển công tác, bị mất chức, cho thôi việc, bị thôi việc, về hưu nhưng bị tố cáo lúc đương nhiệm hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tại thời điểm họ giữ chức vụ thấp nhưng hiện tại giữ chức vụ cao hơn; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo mà nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức; tố cáo cơ quan, tổ chức… Về thẩm quyền giải quyết tố cáo. Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo còn thiếu chặt chẽ hoặc chưa cụ thể trong việc xử lý đối với một số tình huống. Về tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp. Về tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo. Về bảo vệ người tố cáo và về vấn đề xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm.

Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nêu rõ, chính từ những hạn chế, bất cập đã dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết tố cáo thời gian qua. Đồng thời tiếp tục quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì việc sửa đổi, bổ dung Luật Tố cáo là cần thiết.

Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Khắc Định cơ bản tán thành Tờ trình của Chính phủ và khẳng định: Ủy ban Pháp luật nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Tố cáo nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập như Tờ trình của Chính phủ đã nêu để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong giai đoạn hiện nay.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội doNguyễn Khắc Định trình bày trước Quốc hội, sáng 29-5.

Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo cần đặt trong bối cảnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền tố cáo; làm rõ sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết tố cáo; một số nội dung mới được bổ sung như về điều kiện, cơ chế bảo vệ người tố cáo cần có sự đánh giá tác động cụ thể và sâu sắc hơn nữa, xác định rõ cơ quan chủ trì trong việc bảo vệ người tố cáo, cơ sở vật chất các điều kiện bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta và bảo đảm tính khả thi.

Đồng thời, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị tiếp tục rà soát các quy định của Luật này và một số luật có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cán bộ, công chức...

Đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, email, điện thoại

Về các hình thức tố cáo được nêu trong dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật cho biết còn hai loại ý kiến khác nhau. Theo đó, ý kiến tán thành chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp trên cơ sở kế thừa quy định của Luật hiện hành. Và việc quy định như vậy nhằm tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… các ý kiến này cho rằng, vì đây là các hình thức thông tin tiện lợi, phổ biến hiện nay. Hơn nữa, trong một số văn bản Luật hiện hành cũng ghi nhận các hình thức này, chẳng hạn Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định "Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 65); quy định như vậy cũng thống nhất với quy định của một số luật hiện hành (như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Giao dịch điện tử …).

Đồng thời hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã thiết lập đường dây nóng, hộp thư bạn đọc… để tiếp nhận thông tin phản ánh, tố cáo, qua đó đã thanh tra, kiểm tra và kịp thời phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Việc bổ sung các hình thức tố cáo này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật.

Cũng có ý kiến cho rằng, quy định về hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp là chưa chuẩn xác, mà nên quy định như hình thức của hợp đồng là bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

 

                                                     TheoNhandan

Các tin khác


Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục