Hôm qua, 30-5, kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV sang ngày làm việc thứ bảy. Buổi sáng, các đại biểu làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ðường sắt (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật nêu trên. Buổi chiều, các đại biểu QH thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).



Các đại biểu Quốc hội tỉnh ta tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tổ chiều 26/5

Huy động nguồn lực xây dựng tuyến đường sắt hiện đại

Mở đầu phiên họp buổi sáng, các đại biểu QH nghe đại diện Ủy ban Thường vụ QH báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ðường sắt (sửa đổi). Báo cáo cho biết, sau kỳ họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Ðường sắt (sửa đổi). Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo luật trình QH tại kỳ họp thứ ba gồm có 10 chương, 90 điều, giảm năm điều so với Dự thảo luật trình QH tại kỳ họp thứ hai.

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Ðường sắt (sửa đổi), đề cập vấn đề đường sắt tốc độ cao (ÐSTÐC) được nêu trong dự thảo luật (tại chương VIII), đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho rằng, không nên kết cấu thành một chương riêng về ÐSTÐC như trong dự thảo luật. Nếu thể hiện tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2020, mà đưa ÐSTÐC thành một chương trong dự thảo luật là chưa sát thực tế của đất nước thời điểm này. ÐSTÐC ở nước ta mới chỉ đang được ưu tiên nghiên cứu, nếu có đủ điều kiện, Chính phủ mới xây dựng dự án... Theo đại biểu, vấn đề ÐSTÐC nên ghép vào một số điều của các chương 1, 2, 3, 5 trong dự thảo luật là đủ, đây là cơ sở để Chính phủ xây dựng dự án sau này.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Ðịnh) cho rằng, ÐSTÐC quy định thành một chương riêng như trong dự thảo luật là phù hợp. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo luật lại chưa đưa ra được giải pháp huy động các nguồn lực để xây dựng ÐSTÐC. Với mức nợ công như hiện nay, Chính phủ rất khó huy động nguồn lực vào xây dựng ÐSTÐC, nhưng cũng không nên phụ thuộc vốn vay nước ngoài để triển khai xây dựng ÐSTÐC, vì dễ gặp rủi ro... Ðể có tuyến ÐSTÐC qua 21 tỉnh, thành phố trong cả nước, phải xây dựng hai 21 sân ga hiện đại, và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đi kèm cần nguồn vốn rất lớn... Do vậy thời gian tới, Chính phủ cần huy động các nguồn vốn trong nước, lựa chọn công nghệ phù hợp, giá cả hợp lý.

Ðề cập huy động nguồn lực đầu tư xây dựng ngành đường sắt, đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu khác cho rằng, thời gian tới, Chính phủ cần quyết tâm xây dựng ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện đại. Theo các đại biểu, việc xây dựng ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện đại không chỉ phù hợp thực tế đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng. Cùng với đó, Chính phủ cần có bước đột phá về cơ chế pháp lý, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này; có giải pháp thiết thực để huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, xã hội hóa, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đường sắt. Ðồng thời, có cơ chế, chính sách thiết thực trong mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo nhân lực phát triển ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện đại.

Tại phiên làm việc, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã báo cáo, làm rõ một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của đại biểu QH.

Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo

Buổi chiều, thảo luận tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với những nội dung nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của QH. Theo đó, nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập thời gian qua, đồng thời cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều đại biểu quan tâm nội dung về tố cáo nặc danh (đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ người tố cáo) đề cập trong dự thảo luật, tán thành không quy định về giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh. Theo các đại biểu, tố cáo là quyền của công dân, để thực hiện quyền thì công dân phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự thật. Các đại biểu: Phan Ðình Trạc, Trần Văn Mão (Nghệ An), Trần Thị Huyền Trân (Trà Vinh) và một số đại biểu khác nêu, nếu quy định tiếp nhận và giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí của Nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật... Theo số liệu báo cáo trong Tờ trình của Chính phủ, trong những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Trong đó, 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai. Vì vậy, nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, trường hợp lợi dụng quyền để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó, dự thảo luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo nặc danh nhưng có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng (như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền phải tổ chức xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.

Về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn của một số bộ, ngành. Việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trên thực tế, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, phối hợp thiếu chặt chẽ... Ðại biểu Võ Thị Như Hoa (Ðà Nẵng) đề nghị, có chế tài mạnh trong vấn đề giám sát, quản lý nợ công; trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp đơn vị vay lại không có khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Do đó cần quy định rõ trách nhiệm, chế tài, biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng vốn vay khi xảy ra sai phạm, sử dụng vốn vay không hiệu quả...

Việc kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt trên tuyến đường do Nhà nước đầu tư, về bản chất vẫn do một doanh nghiệp thực hiện. Sự độc quyền này không tạo nên sự hấp dẫn của thị trường vận tải đường sắt, không thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, dẫn đến ngành vận tải đường sắt trong thời gian qua dù nói là mở cửa nhưng không ai dám vào, không có sự cạnh tranh cho nên ngày một kém chất lượng và mất thị phần.

Ðại biểu TRẦN VĂN LÂM

(Bắc Giang)

Trong Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 không có vốn đầu tư cho ngành đường sắt. Vì vậy, cần quy định cụ thể chính sách đầu tư trong dự thảo Luật Ðường sắt (sửa đổi) lần này để tạo cơ sở chuẩn bị nguồn lực đầu tư cho ngành đường sắt trong thời gian sớm nhất.

Ðại biểu ĐẶNG HOÀNG TUẤN

(Long An)

Ngân hàng Nhà nước có bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng và chịu trách nhiệm về các tổ chức tín dụng nào đủ điều kiện được vay lại hay không được vay lại, nếu để sai thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Ðại biểu HỒ ĐỨC PHỚC

(Nghệ An)

Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) nên quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chức năng, những người chịu trách nhiệm trong xử lý những thông tin quan trọng; thậm chí trong một số trường hợp do lợi ích cá nhân lại thiếu trách nhiệm, phớt lờ chuyện người tố cáo bị hành hung, bị đe dọa, khiến cho người tố cáo bị thiệt hại.

Ðại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

(TP Hồ Chí Minh)


 

                                                            TheoNhandan

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục