Chiều 31-5, thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, nhiều đại biểu đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện giám sát tối cao vùng dân tộc miền núi, vì đây là vùng lõi nghèo, mặc dù nhiều chính sách ưu tiên nhưng chưa đến được với đồng bào.


Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: "Trong 25 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội, chưa hề có dân tộc, miền núi".

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng, nước ta có 53 dân tộc thiểu số với 13,6 triệu người ở trên hơn 5.000 xã của cả nước. Mặc dù Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành đã dành sự quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội miền núi, nhưng đây vẫn là nơi khó khăn nhất, là lõi nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc cao gấp ba lần bình quân chung. 21% người trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, tỷ lệ hôn nhân cận huyết, tảo hôn ở một số dân tộc trên 50%... Mặc dù có chính sách nhưng còn thiếu nguồn lực, một số nơi còn thiếu quan tâm, đầu tư hiệu quả thấp, lãng phí.

"Vì thế, rất cần QH giám sát để thấy được thực tiễn của các chính sách, qua đó khắc phục hạn chế, thiếu sót, để có những quyết sách thiết thực, thỏa đáng hơn đối với dân tộc và thiểu số, miền núi hiện nay”, đại biểu Thúy đề xuất.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) phân tích 25 cuộc giám sát tối cao theo thống kê từ năm 2004-2017, trong đó có 11 giám sát liên quan đến kinh tế và xây dựng nông thôn mới, bảy cuộc giám sát về quản lý Nhà nước, ba cuộc về xã hội; các lĩnh vực xây dựng pháp luật, tư pháp, giáo dục và môi trường đều có một cuộc... Nhưng chưa có một cuộc giám sát nào về chính sách dân tộc.

Đại biểu Nhưỡng cho biết ông đã có hai chuyến đi vào bản ở Sơn La, Hà Giang gần đây và không thể cầm lòng được. "Tôi băn khoăn là tất cả chính sách của chúng ta hiệu quả đến đâu, có cần điều chỉnh không? Bởi chính sách dân tộc là một chính sách tổng hợp cả kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng chứ không chỉ là vấn đề thông thường”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Vì thế, đại biểu này tha thiết đề nghị Quốc hội, bên cạnh việc tập trung vào một chuyên đề kinh tế là vấn đề cổ phần hóa DN Nhà nước, cần giám sát tối cao về chính sách đối với đồng bào dân tộc.

"Chúng ta đang chuẩn bị xây dựng Luật dân tộc, và cần lấy kết quả cuộc giám sát này phục vụ cho việc xây dựng luật vào năm 2018 hiệu quả hơn, khỏi chệch hướng, bảo đảm tính đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện mối quan tâm cao nhất của Quốc hội đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa” đại biểu Nhưỡng kết luận.

Giám sát tối cao không phải "đi ô tô nhìn cảnh”

Nhìn vấn đề ở một góc độ khác, đại biểu Dương Văn Thống (Yên Bái) phân tích chương trình giám sát của khoảng 10 năm trở lại đây, và cho thấy giám sát Quốc hội có ưu điểm là rất rộng, nhưng chưa tạo được chuyển biến tích cực, vẫn có vấn đề gây lo lắng bức xúc kéo dài sau giám sát.

Ông Thống đưa ra thí dụ, năm 2006 Quốc hội giám sát việc quy hoạch sử dụng đất đai nhưng đến nay vấn đề quản lý sử dụng tài sản đất rất bức xúc. Năm 2009, Quốc hội giám sát hai chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng đến nay chuyển biến rất chậm, và giám sát tập đoàn, tổng công ty nhưng lại để xảy ra thất thoát lớn…

Đại biểu Thống phân tích, nguyên nhân phải chăng do giám sát chưa sâu nên chưa đi đến tận cùng, nhiều vấn đề chưa được làm rõ, không ngăn chặn được, hiệu quả cũng không cao. Một nguyên nhân khác là có thể do giám sát của Quốc hội không gắn với thanh tra kiểm tra của Đảng nên hiệu quả không cao.

Nên dù Luật giám sát mới có hiệu lực hơn một năm, nhưng đại biểu này cho rằng cần nghiên cứu bổ sung để giám sát có hiệu quả, hiệu lực hơn và kiểm soát quyền lực lẫn nhau.

Đại biểu Thống cũng cho rằng, kế hoạch giám sát, đề cương giám sát phải tập trung làm rõ những vấn đề bức xúc. Những đề cương giám sát vừa rồi qua thực tiễn không đáp ứng được. Ngày xưa nói là "cưỡi ngựa xem hoa” còn nay là "đi ô tô nhìn cảnh” mà thôi.

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), ngoài các vấn đề giám sát tối cao, Quốc hội cần dành thời gian lựa chọn để thảo luận tại hội trường những vấn đề bức xúc do các hội đồng hay ủy ban Quốc hội giám sát như chuyên đề giám sát quỹ bảo hiểm xã hội, tình hình thực hiện chính sách phòng, chống ma túy…

Đây là phiên thảo luận cuối cùng về Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Dự kiến, Nghị quyết này sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào sang 12-6 tới.

 

 

                                                      TheoNhandan

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục