(HBĐT) - Sáng 10/8, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Thường trực Huyện ủy Lương Sơn về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy trường học trên địa bàn huyện. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.


Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tìm hiểu tình hình hoạt động của trường Tiểu học và THCS Lâm Sơn sau khi sáp nhập.

Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, năm 2016, UBND huyện Lương Sơn đã ra Quyết định về việc hợp nhất 5 trường tiểu học vào 5 trường THCS thành 5 trường Tiểu học &THCS tại các xã Lâm Sơn, Trường Sơn, Hợp Hòa, Thanh Lương, Hợp Thanh. Giảm 5 trường so với năm 2015. Sau khi hợp nhất, đội ngũ cán bộ quản lý được củng cố. Duy trì số lượng học sinh đến trường. Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường được tập trung hơn, thực hiện chi trả đẩy đủ các chế độ lương, phụ cấp đối với giáo viên và học sinh. Phát huy được hiệu quả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Chủ động về quản lý chất lượng đầu vào của học sinh. Sau 1 năm, chất lượng dạy và học được giữ vững và từng bước nâng cao.

Tuy nhiên, sau khi sáp nhập đã bộc lộ một số khó khăn như: một số nơi chưa nhận thức đầy đủ mục tiêu của việc sáp nhập. Đối với các trường có nhiều điểm trường hoặc 2 trường cũ cách xa nhau còn nhiều khó khăn trong quản lý và tổ chức hoạt động chung. Việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư do sáp nhập gặp không ít khó khăn. Đến nay, quy mô trường lớp trên địa bàn huyện còn manh mún, phân tán. Đội ngũ cán bộ quản lý còn cồng kềnh. Việc quản lý, sử dụng tài sản công có nơi còn yếu kém…

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, gồm: tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, hợp nhất các trường trên địa bàn huyện theo Đề án của UBND tỉnh. Giải quyết tốt chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý và sắp xếp đội ngũ giáo viên của các trường dôi dư sau hợp nhất. Khuyến khích các trường có quy mô lớn hơn tiến hành hợp nhất. Tăng cường kiện toàn nâng cao chất lượng TCCS Đảng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Ngành tài chính hướng dẫn đảm bảo phân bổ ngân sách ổn định và quy định số lượng trường để bố trí cán bộ làm công tác kế toán. Nơi nào trường gần cơ sở y tế không bố trí nhân viên y tế học đường. Huyện ủy xây dựng Đề án phát triển GD-ĐT trên địa bàn mô hình bán trú, hướng tới mục tiêu, xây dựng trường PTDT nội trú huyện thành trường chất lượng cao cho học sinh dân tộc thiểu số. Các sở ngành hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn của các trường sau hợp nhất để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học. Ngành GD-ĐT đề xuất với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT những khó khăn, bất cập trong quy định trường chuẩn khu vực miền núi. Các Sở Nội vụ, GD-ĐT nghiên cứu hợp nhất một số trường THPT để thực hiện giảm tổ chức bộ máy.



                                                                                                  Đ.P


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục