(HBĐT) -  Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình) cùng nhau đoàn kết, đồng lòng vượt qua nhiều khó khăn, đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế sang TTCN, dịch vụ…cải thiện đời sống nhân dân, dần đưa bộ mặt đô thị phát triển nhanh chóng.

Một góc xã Sủ Ngòi đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ.

Mới đây, có dịp gặp gỡ với đồng chí Nguyễn Huy Luyến, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi tại quảng trường Hoà Bình. Khu quảng trường vừa mới đi vào hoạt động nhưng luôn tấp nập người dân đến đây mỗi chiều, như một điểm nhấn giữa những bộn bề của guồng quay phát triển đô thị.

Là người từng kinh qua 2 nhiệm kỳ giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Sủ Ngòi, (2005 – 2015), hơn ai hết, đồng chí Nguyễn Huy Luyến hiểu rõ những khó khăn, thách thức về công tác Đảng trong định hướng, chỉ đạo và điều hành của cả bộ máy chính quyền nhằm thúc đẩy KT – XH của xã những năm qua.

Cùng trao đổi về công tác Đảng cũng như tình hình KT – XH của xã, đồng chí Nguyễn Văn Luyến thẳng thắn cho biết, là một xã vùng ven đô thuộc thành phố Hòa Bình, trong đó, từ một xã có ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, đến nay Sủ Ngòi đang có sự bứt phá đáng kể về KT –XH một cách vượt bậc.

Có thể nói, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã các nhiệm kỳ, Đảng ủy xã Sủ Ngòi đã luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cụ thể hóa nội dung của nghị quyết thành kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm từng khu dân cư. Song song với đó, BTV Đảng ủy xã đã phân công từng đồng chí trong Thường vụ dự sinh hoạt chi bộ để nắm bắt tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân, từ đó Đảng uỷ, chính quyền xã đã có những hướng chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất.

Toàn xã Sủ Ngòi hiện có 13 xóm với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng trên 878 ha, dân số trên 1.600 hộ, gần 6.000 nhân khẩu. Thêm nữa, địa bàn xã nằm dọc ven đường Trần Hưng Đạo và tuyến đường tránh Quốc lộ 6 nên khá thuận tiện trong phát triển các ngành nghề dịch vụ, TTCN.

Nắm được những lợi thế địa phương, trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền - vận động tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu xây dựng NTM, Đảng uỷ, chính quyền xã Sủ Ngòi đã triển khai thực hiện nhiều các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất TTCN, dịch vụ, chăn nuôi…trên cơ sở tập trung vào xây dựng NTM một cách toàn diện.

Con số cụ thể, trong xây dựng NTM, từ năm 2011 – 2016, Sủ Ngòi đã huy động nguồn lực xây dựng NTM đạt trên 96,7 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 3 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, hệ thống giao thông thủy lợi của xã cơ bản đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu dân sinh và sản xuất; 100% hộ dân được sử dụng điện; trên 96% lao động có việc làm thường xuyên.

Hiện địa bàn xã Sủ Ngòi phát triển khá mạnh về các cơ sở dịch vụ, như: giải khát, quán ăn, sửa chữa, bán lẻ….Tính đến tháng 6/2017, toàn xã có 263 cơ sở, bao gồm 224 cá thể và 9 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong lĩnh vực TTCN, toàn xã hiện nay có 129 cơ sở TTCN, trong đó, có 84 cơ sở cá thể, 43 doanh nghiệp, 2 tổ hợp tác là THT Cơ khí và THT xây dựng tại xóm 5. Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, tổ hợp tác đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động địa phương có thu nhập khá cao nếu như so với nhiều năm trước đây.

Song song với phát triển TTCN, dịch vụ,…dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, toàn thể cán bộ, đảng viên trong xã phát huy vai trò gương mẫu đi đầu và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất, chất lượng nhằm tăng giá trị trên diện tích canh tác, dần phát triển mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa.

Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đảng ủy xã xác định chăn nuôi là mũi nhọn để phát triển kinh tế của địa phương, vì vậy, Đảng ủy chỉ đạo chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi chuyển đổi chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp; áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi.

Hiện Sủ Ngòi được đánh giá là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình liên hợp trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất thực phẩm của Công ty CP Chăn nuôi T&T triển khai ở khu vực thôn Thung Cả, đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Với diện tích trên 100 ha, mô hình đang tiến hành nuôi khoảng 1.000 con lợn và hàng chục, hàng trăm, tiến tới hàng ngàn con bò Mỹ để tạo nguồn cung cấp thịt cho thị trường Hà Nội…

Với những định hướng chỉ đạo kịp thời từ phía Đảng uỷ, sự vào cuộc quyết liệt trong điều hành của chính quyền cũng như quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân trong xã liên tục nhiều năm liền, thống kê đến năm 2016, tổng giá trị kinh tế toàn xã đạt trên 360 tỷ đồng, trong đó, giá trị thương mại - dịch vụ chiếm 59,3%; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,7%; sản xuất nông lâm thủy sản chiếm 5%.

Còn trong giai đoạn 2011 - 2016, thu nhập bình quân của người dân trong xã đã tăng từ 19 triệu đồng/người, lên 42 triệu đồng/người. Tính đến tháng 6/2017, bình quân thu nhập đầu người đạt 25/50 triệu đồng/người/ năm, đạt 50% Nghị quyết HĐND xã đề ra.

Sủ Ngòi hôm nay đã thực sự bước tiến vững chắc trên hành trình nâng cao đời sống mọi mặt của người dân. Bộ mặt đô thị có bước tiến bậc nhất so với phạm vi toàn tỉnh. Ngoài nguồn lực đầu tư của nhà nước, vai trò chỉ đạo, điều hành của Đảng uỷ, chính quyền xã Sủ Ngòi và nỗ lực của công đồng dân cư trong xã là những điều kiện tiên quyết, hết sức quan trọng trong sự thay da, đổi thịt nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội.

Từ cánh đồng lúa một vụ lay lắt trước đây, giờ từng toà nhà cao ốc, khu đô thị mới đang dần được hiện lên, mỗi ngày một khác. Khu quảng trường Hoà Bình, điểm nhấn cho toàn bộ khu vực, công trình cũng được xem là trung tâm của cả tỉnh được đặt ngay đầu địa bàn xã như luôn thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sủ Ngòi không ngừng vươn lên, xứng tầm. 


                                                                                                            HT 



Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục