(HBĐT)- Quyết định số 289 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về "quy chế cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” đã quy định tiêu chuẩn cán bộ Đoàn cấp cơ sở giữ chức vụ phải không quá 35 tuổi. Đối với các vùng ĐBKK, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hóa nói chung từ tốt nghiệp THPT trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp, giữ chức vụ không quá 37 tuổi. Trong khi đó, theo thống kê của Tỉnh Đoàn tại thời điểm tháng 2/2017, toàn tỉnh hiện có tới 38 Bí thư Đoàn xã, thị trấn có tuổi đời từ 35 trở lên (chiếm hơn 18% tổng số Bí thư đoàn xã, thị trấn của toàn tỉnh). Cụ thể, có 9 đồng chí 35 tuổi, 27 đồng chí từ 36 - 39 tuổi, 2 đồng chí đã 40 tuổi. Không có sự chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch từ trước nên hiện nay các địa phương đang rất loay hoay với việc sắp xếp công việc cho số lượng Bí thư đoàn "quá tuổi” này.


Được sự quan tâm của TT Đảng ủy xã, Bùi Thị Anh (nữ trong ảnh) hiện là phó bí thư Đoàn xã Tử Nê (Tân Lạc) đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học chuyên ngành công tác xã hội, thuận lợi cho việc bố trí "đầu ra” trong nhiệm kỳ tới. 

Loay hoay giải quyết công việc cho cán bộ đoàn "quá tuổi”

Câu nói "cán bộ nào, phong trào ấy" luôn được khẳng định, đặc biệt là với công tác Đoàn và phong trào TTN. Vì vậy, quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn được BTV Tỉnh Đoàn coi là nhiệm vụ quan trọng số 1. Vì một số lí do hiện nay tình trạng cán bộ Đoàn quá tuổi quy định vẫn không thể bố trí công việc mới phù hợp ít nhiều đã và đang gây ảnh hưởng đến phong trào Đoàn ở cơ sở.

 Hết tháng 9/2017, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc tổ chức Đại hội song vẫn có 15 cán bộ đoàn giữ chức vụ ở cơ sở quá 35 tuổi, trái với Quyết định 289. Sở dĩ xảy ra tình trạng này, theo khảo sát vì các đồng chí cán bộ đoàn tuy quá tuổi nhưng vẫn nhận được tín nhiệm cao của ĐVTN hoặc do địa phương chưa bố trí sắp xếp được công việc mới.

 Số cán bộ đoàn "quá tuổi” còn lại đã được các địa phương xử lý bằng việc xin đặc cách chuyển sang làm cán bộ Văn hóa, cán bộ Văn phòng UBND xã (huyện Kim Bôi). Một số địa phương khác thì luân chuyển sang làm cán bộ hợp đồng, cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách của các hội đoàn thể….Tuy nhiên, nhìn chung, do "bị động” nên một số cán bộ được sắp xếp công việc mới không đúng với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sở trường.

 40 tuổi, gần 20 năm gắn bó với công tác Đoàn ở cơ sở, song do không bố trí được việc làm phù hợp, tại Đại hội Đoàn xã vừa qua, anh Hà Công Yêng (xã Piềng Vế, Mai Châu) đã thôi giữ chức Bí thư Đoàn, chấp nhận làm cán bộ hợp đồng phụ trách giao thông- thủy lợi. Anh cho biết: Tuy vẫn còn tâm huyết, nhiệt tình với Đoàn, nhưng tôi nhận thấy mình đã không còn năng động, xông xáo bằng thế hệ trẻ. Không thể để mình là "điểm nghẽn”, cản trở người trẻ có năng lực cũng như phong trào Đoàn ở cơ sở.

 Ngoài ra, quyết định 289 cũng đã khiến cho nhiều cán bộ Đoàn "nản”, lo lắng trước ngưỡng cửa tuổi 35. Tâm tư với chúng tôi, đồng chí Quách Văn Giáp, Phó Bí thư Đoàn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) trăn trở: Tôi đã có gần 10 năm tham gia công tác Đoàn. Tôi cảm thấy tâm huyết, yêu thích và muốn gắn bó với công việc này. Tuy nhiên, theo quy định thì sau 35 tuổi, tôi sẽ không được bố trí làm công tác đoàn nữa. Điều này khiến tôi rất băn khoăn về công việc trong thời gian tới. Mong rằng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành liên quan sẽ xem xét, điều chỉnh, có hướng giải quyết hợp lý, thỏa đáng cho cán bộ Đoàn sau 35 tuổi.

Nhận diện khó khăn, tìm giải pháp tháo gỡ

 Qua khảo sát thực tế tại các địa phương, cho thấy nguyên nhân của tình trạng này là do một số cấp ủy chưa thực sự chú trọng tới việc bố trí, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nguồn cán bộ, do đó không có nhiều vị trí để bố trí công tác đối với cán bộ Đoàn, đặc biệt là những người đã quá tuổi theo quy định. Mặt khác, số lượng biên chế của cấp xã có hạn, trong khi đó các chức danh trong bộ máy hoạt động của xã đã đủ, muốn bố trí phải chờ có người về hưu, chờ vị trí trống để "thế chỗ”. Một số trường hợp là do chất lượng "đầu vào” của cán bộ Đoàn cơ sở nhiều nơi còn thấp, trong quá trình công tác lại chưa sắp xếp được thời gian đi học, nâng cao trình độ để đáp ứng các tiêu chí về chức danh công chức xã, phường, thị trấn nên đánh mất cơ hội được luân chuyển, bố trí sang vị trí khác hoặc xét tuyển, thi tuyển công chức. 

 Đáng lưu ý là một số địa bàn có số lượng Bí thư đoàn quá tuổi khá nhiều như Lạc Sơn (9 trường hợp), Mai Châu (6 trường hợp), Kim Bôi (6 trường hợp), Lạc Thủy (6 trường hợp)…nhưng riêng thành phố Hòa Bình và huyện Tân Lạc không có tình trạng này. Trao đổi với đồng chí Lê Chí Huyên, Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy Tân Lạc, chúng tôi được biết: Huyện đã có nhiều bước chuẩn bị để bố trí vị trí cho cán bộ Đoàn ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ với phương châm "cấp ủy ở đâu lo nhân sự ở đó”.

 Xã Tử Nê (Tân Lạc) là một trong những đơn vị đã có sự chủ động trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như quy hoạch cho cán bộ Đoàn đến tuổi trưởng thành. Bùi Văn Mạnh (sinh năm 1986) đã có hơn 1 nhiệm kỳ là Bí thư Đoàn xã, trong lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, anh đã được cấp ủy cử tham gia lớp trung cấp LLCT và Đại học chuyên ngành Luật. Đồng chí Bùi Văn Lương, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Ngay từ khi bổ nhiệm các đồng chí vào BCH Đoàn xã thì chúng tôi đã có hướng cho cán bộ Đoàn đi học để chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị, phù hợp với năng lực và sở trường, sau đó có phương án ưu tiên bố trí những vị trí công tác thích hợp đối cán bộ Đoàn đã quá tuổi. Ở Tử Nê, Bí thư Đoàn xã tiền nhiệm là anh Bùi Văn Thái (sinh năm 1984) đã được bố trí sang làm cán bộ văn phòng UBND xã. Hiện nay, Phó Bí thư Đoàn xã cũng đã có trình độ Đại học chuyên ngành công tác xã hội. Có thể nói, kinh nghiệm của Tử Nên là quan tâm từ chất lượng "đầu vào” nên "đầu ra” không quá khó.

 Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ thì ở đó đầu ra cho cán bộ Đoàn cũng sẽ thuận lợi hơn, do đó, theo anh Hoàng Đức Minh, Phó Bí thưTỉnh Đoàn, để công tác luân chuyển cán bộ Đoàn kịp thời, đảm bảo độ tuổi trưởng thành đúng như Quyết định 289 tránh  hiện tượng "dồn toa” thì cần có sự phối hợp giữa cấp ủy Đảng với các cấp bộ Đoàn trong chủ động xây dựng lộ trình cụ thể, dài hơi từ công tác tuyển dụng đầu vào đến khâu đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch cán bộ...

 Tuy nhiên, trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về việc "chuẩn hóa” chất lượng đội ngũ cán bộ thì điều quan trọng nhất là bản thân người cán bộ Đoàn phải "tự khẳng định mình”, có ý thức tự học, chủ động tham gia các lớp đào tạo phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế tại địa phương, tránh tình trạng làm cán bộ phong trào thì giỏi nhưng đến tuổi trưởng thành lại chẳng biết bố trí vào đâu vì thiếu bằng cấp và trình độ chuyên môn không phù hợp.

 

                                                                                    Hải Yến

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục