Chiều 6.11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, QH tiếp tục Phiên thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, cơ quan tư pháp về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

Tham nhũng là hành vi "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”

Tham nhũng vốn là vấn đề nóng, nhức nhối của mọi quốc gia. Các ĐBQH cho rằng, tham nhũng ở nước ta đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi hơn, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, đầu tư công. Tham nhũng là hành vi "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, để lại hậu quả xã hội nghiêm trọng, gây tổn hại về kinh tế, suy thoái đạo đức, lối trong xã hội. Trước thực trạng này, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã vào rất quyết liệt với quyết tâm chính trị cao. Kết quả là nhiều vụ án lớn về tham nhũng đã được xử lý nghiêm, thể hiện rõ quan điểm không có vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng. Việc làm này được cử tri, nhân dân ủng hộ, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước.

 

ĐBQH Cao Thị Giang (Quảng Bình)

Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đáng lưu ý, tham nhũng xảy ra nhiều ở những người có chức, có quyền, lợi dụng quyền lực để mưu lợi lợi ích riêng, lợi ích nhóm. ĐBQH Cao Thị Giang (Quảng Bình) chỉ rõ, tham nhũng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tham nhũng ở ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, các đoàn thanh tra, kiểm toán.

Đi sâu phân tích nguyên nhân vì sao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn yếu, chưa đồng bộ, ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An) cho rằng, phải chăng do đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác bảo vệ pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là khi đối tượng phạm tội là những cá nhân, tổ chức có trình độ cao, đủ tinh vi, xảo quyệt để che đậy hành vi của mình? Đặc biệt là vấn đề kê khai, giám sát tài sản của cán bộ, cá nhân chưa góp phần giúp phát hiện phòng chống tham nhũng. Nhiều người giữ chức vụ, nắm giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan lại thường xuyên kê khai tài sản không đúng, đến khi bị phát hiện, mới ngỡ ra họ có khối tài sản bất thường, thậm chí khổng lồ, vi phạm quy định cán bộ công chức và những việc đảng viên không được làm.

 

ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An)

Ảnh: Quang Khánh

ĐB Trần Văn Mão cho biết thêm, việc kê khai thu nhập, nhất là thu nhập ngoài lương, quà tặng, cảm ơn, quà trao tay chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số thu nhập của cán bộ, công chức, nhưng lại chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài xử lý kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh được tài sản có nguồn gốc hợp pháp.

Thêm vào đó, những đối tượng tham nhũng lại thường xuyên tẩu tán tài sản bằng cách để người thân, họ hàng nắm lợi ích, đứng tên tài sản lớn, hoặc mua vàng, USD, đồ vật quý hiếm để ẩn giấu. Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành lại chưa quy định cán bộ, công chức phải công khai tài sản một cách rộng rãi, dễ dẫn đến khó đánh giá sự minh bạch trong kê khai tài sản và biến động tài sản của cán bộ, công chức. Cùng quan điểm ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức phải có trọng tâm, trọng điểm, không tràn lan, tập trung ở những người có chức vụ, quyền hạn, người làm việc ở nơi nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng… Người kê khai tài sản phải chịu trách nhiệm chính về tính trung thực của bản kê khai. Cơ quan chức năng phải thực hiện kiểm tra, thẩm định rõ ràng, kịp thời phát hiện tài sản bất minh.

 

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)

Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) kiến nghị, việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng lần này cần bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình tăng - giảm tài sản và các khoản giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức. Bổ sung hình thức giải trình về nhà và xe đang sử dụng, nhà và xe do vợ, con quản lý, tránh xảy ra sự né tránh bằng hình thức "nhà thì ở nhờ, xe thì đi mượn, tiền thì đi vay”. Bên cạnh đó, để từng bước xử lý tận gốc tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ cần sớm đầu tư hạ tầng để cả nước chuyển sang chế độ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, nhằm kiểm soát được biến động của tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, bảo đảm "thật - giả” đều bộc lộ dưới ánh sáng của công lý. Đây là giải pháp toàn diện góp phần quản lý dòng tiền lưu thông.

Có hay không tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ, công chức?

Một số ĐBQH cũng đặt câu hỏi về có hay không tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức? Theo đó, việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ mới chỉ dừng lại ở việc luân chuyển cán bộ, công chức. Công tác luân chuyển được nhận xét là cần thiết để phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc thực hiện ở một số bộ, ngành địa phương lại chưa thường xuyên, kiểm tra, thanh tra lại thiếu và yếu. Rõ ràng, có tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, bởi lẽ, việc bổ nhiệm cán bộ tuy "đúng quy trình” mà người tài, người có đức lại không được bổ nhiệm, trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức đạo đức kém hơn lại được bổ nhiệm (?). Tai hại hơn, khi được bổ nhiệm họ lại có quyền rất lớn là "quyền hành dân và hành doanh nghiệp”.

 

Toàn cảnh Phiên họp chiều 06.11 

Ảnh: Quang Khánh

Trích dẫn câu nói của dư luận "nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”, ĐBQH Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng, chạy chức, chạy quyền là một trong 6 bất an của xã hội. Một số ĐBQH cho rằng, ngoài "hậu duệ”, "tiền tệ”, "quan hệ”, thì quy định về đánh giá cán bộ, công chức còn đang phụ thuộc lớn vào người đánh giá. Nhiều ĐBQH cho rằng, trong trường hợp này, phòng chống tham nhũng rất khó khăn, bởi phát sinh hai hành vi - đưa hối lộ và nhận hối lộ - và người đưa và người nhận hối lộ lẽ nào "tự khai báo” về hành vi tham nhũng của mình?

Tới đây, phải chống cho được tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm phòng ngừa đội ngũ cán bộ yếu kém "lọt” vào tổ chức, bộ máy và tránh phát sinh thế hệ "tham nhũng thứ hai”, có ý kiến cho rằng, cần sớm sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, bổ sung phương pháp đánh giá cán bộ, công chức trước khi bổ nhiệm. Theo đó, cần thực hiện phép so sánh, lựa chọn trong 2 - 3 cán bộ nguồn (đã được quy hoạch). Việc đánh giá phải tuân theo đúng tiêu chí, ai có ưu điểm hơn sẽ được bổ nhiệm, tránh kẽ hở trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, người không được bổ nhiệm phải tự soi lại mình, xem còn yếu kém ở đâu để tự sửa chữa.

 

                             TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục