(HBĐT) - Sau hơn 4 tháng nỗ lực triển khai, thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm thuộc các xã của huyện Cao Phong” được thí điểm thực hiện trên địa bàn 2 xã Thu Phong và Xuân Phong. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, người dân các xóm đã đồng thuận với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Hiện, huyện Cao Phong có 124 xóm, KDC, trong đó có 66 xóm nằm trong diện phải sáp nhập, kiện toàn do có quy mô dưới 100 hộ dân. Tuy nhiên, phần lớn các xóm có quy mô nhỏ dân cư phân bố không đồng đều, địa hình chia cắt, hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc còn nhiều khó khăn. Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và các tiêu chí theo quy định của Nhà nước về dân số, số hộ và diện tích đất ở tại cơ sở, huyện thống nhất lựa chọn xã Thu Phong và xã Xuân Phong thực hiện điểm Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm thuộc các xã của huyện Cao Phong”, đồng thời đề nghị các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước theo đúng quy định.

Bằng sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ của người dân ở 2 xã được chọn làm điểm bước đầu cho thấy kết quả đạt được cơ bản theo đúng Đề án và kế hoạch đã đề ra. Người dân ở các xóm khi bỏ phiếu kín về phương án sáp nhập đạt tỷ lệ đồng ý từ 67 - 100%. Trên cơ sở kết quả triển khai Đề án và tờ trình của UBND 2 xã Thu Phong, Xuân Phong, HĐND 2 xã theo thẩm quyền đã tổ chức kỳ họp bất thường để thông qua kết quả sáp nhập xóm.

Theo đó, HĐND xã Thu Phong đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/NQ-HĐND về việc sáp nhập xóm với việc giữ nguyên 10 xóm (gồm: Đúng, Thá, Thiều, Nau, Cun, Nam Sơn 1, Nam Sơn 2, Mới, Bưng 3, Bưng 4), sáp nhập xóm Vỏ 1 và xóm Vỏ 2 thành xóm Vỏ, xóm Bưng 1 và xóm Bưng 2 thành xóm Bưng 1.

HĐND xã Xuân Phong ban hành Nghị quyết số 28/NQ-HĐND về việc sáp nhập xóm với việc giữ nguyên 9 xóm (gồm: Nhõi 1, Nhõi 2, Nhõi 3, Rú 4, Rú 5, Rú 6, Cạn 1, Cạn 2, Mừng), sáp nhập xóm Rú 1, xóm Rú 2 và xóm Rú 3 thành xóm Rú Giữa. Như vậy, sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xã Thu Phong từ 14 xóm giảm còn 12 xóm, xã Xuân Phong từ 12 xóm giảm còn 10 xóm.

Là 1 trong 2 xóm có 100% người dân bỏ phiếu nhất trí phương án sáp nhập, ông Bùi Văn Khuyển, trưởng xóm Vỏ 2, xã Thu Phong phấn khởi cho biết: Ban đầu nhân dân trong xóm còn nhiều thắc mắc về việc triển, khai thực hiện Đề án này. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xóm, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xóm đã đến nhà người dân tuyên truyền, vận động. Chúng tôi phân tích để bà con thấy được sự cần thiết phải sáp nhập và triển vọng của xóm sau sáp nhập. Sau họp dân, 100% người dân trong xóm nhất trí phương án sáp nhập với xóm Vỏ 1.

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Dân, Chủ tịch UBND xã Thu Phong được biết, kết quả trên chỉ thực sự có được khi cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải có quyết tâm cao, nhất quán trong nhận thức từ cán bộ, đảng viên về mục đích, sự cần thiết, tầm quan trọng của việc sáp nhập, kiện toàn xóm. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng tham gia, tạo sự đồng thuận cao để nghiêm túc thực hiện chủ trương, thống nhất phương án sáp nhập xóm đảm bảo theo đúng trình tự, quy định và nội dung chỉ đạo thực hiện của cơ quan cấp trên. Việc sáp nhập, kiện toàn phải đảm bảo tính hợp lý, khách quan, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tránh việc áp đặt trái với quy định.

Việc sáp nhập, kiện toàn xóm thuộc các xã của huyện Cao Phong là cần thiết, qua đó nhằm sắp xếp lại bộ máy xóm theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động ổn định và nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời giảm biên chế, giảm chi phí hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ. Huy động tập trung nguồn lực; nâng cao trình độ, trách nhiệm và tăng mức thu nhập cho đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động công tác ở cơ sở. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm thuộc các xã của huyện Cao Phong” kỳ vọng đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

 

Minh Tuấn (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục