Ngày 2-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Cùng dự, có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.


Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình KTXH quý 1 có chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong 10 năm qua, cho thấy sự quyết liệt, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng lưu ý, chính sách bảo hộ thương mại, nguy cơ chiến tranh thương mại trên thế giới gia tăng, do đó Bộ Công thương, chủ trì cùng các bộ có biện pháp ứng phó kịp thời hơn; chúng ta cũng phải có giải pháp phòng vệ thương mại; bài toán chỉ đạo xuất nhập khẩu phải quyết liệt, kịp thời hơn.

Thủ tướng cho biết, theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đứng trong nhóm nước chưa sẵn sàng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, do đó việc xây dựng chiến lược kinh tế số là hết sức cần thiết và cấp bách. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương... có lộ trình, bước đi rõ ràng hơn về vấn đề này để không tụt hậu.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế là rất cấp bách; Chính phủ quyết tâm đạt mức tăng trưởng cao năm 2018, song chất lượng tăng trưởng cũng là yêu cầu quan trọng. Tăng trưởng phải đi kèm với an toàn, chất lượng cuộc sống của người dân. Chính phủ phấn đấu nâng cao chất lượng tăng trưởng để người dân sống an toàn, hạnh phúc hơn.

Về kịch bản tăng trưởng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đưa ra, Thủ tướng quán triệt tất cả các cấp, ngành, địa phương phải lập kế hoạch tăng trưởng, coi đây là yêu cầu chính trị. Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT tiếp thu ý kiến, rà soát kịch bản tăng trưởng theo theo quý để làm căn cứ chỉ đạo điều hành, thấp nhất cũng phải đạt 6,7%, thậm chí là tăng hơn để tạo đà cho cả giai đoạn 2016-2020.

Để làm tốt điều này, Thủ tướng yêu cầu tập trung, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ yếu kém, quyết liệt hành động, tạo chuyển biến mạnh mẽ ở từng lĩnh vực, từng vùng. Văn phòng Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ các bộ, ngành, địa phương; tích cực đổi mới thể chế, tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tập trung chuẩn bị tốt số hội nghị chuyên ngành.

Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp, chặt chẽ, kết hợp hài hoà chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.

Đề nghị Bộ Tài chính, NHNN, các bộ, ngành liên quan chú ý thay đổi động thái của các nước lớn để có phản ứng chính sách kịp thời; kiểm soát chặt chẽ các giao lịch liên quan tiền ảo, tiền điện tử; tiếp tục có các chính sách tín dụng hướng về phát triển sản xuất; kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, nhất là khu vực bất động sản và chứng khoán. Đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu với tinh thần cẩn trọng, chặt chẽ, ổn định hệ thống.

Bộ Tài chính tiếp tục quản lý tốt thu chi ngân sách, chống chuyển giá, trốn thế, buôn lậu; mở rộng việc áp dụng hóa đơn điện tử, tiết kiệm chi ngân sách; tính đúng quy mô nền kinh tế.

Bộ Công thương thúc đẩy xuất khẩu, tìm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Thúc đẩy thị trường bán lẻ trong nước, ngành Công thương phải có chỉ đạo các ngành trong nước về thương mại điện tử, thương mại biên giới. Các bộ, ngành tính toán điều chỉnh giá dịch vụ thận trọng, không ảnh hưởng chỉ số lạm phát, tránh gây sốc cho nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm, đẩy mạnh giải ngân các dự án. Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh. Tập trung ưu tiên, chú trọng thúc đẩy những công trình kết cấu hạ tầng, năng lượng, sản xuất công nghiệp trọng điểm. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế; chú trọng công tác bảo vệ môi trường, quan tâm công tác giảm nghèo, tạo việc làm thiết thực cho thanh niên mới ra trường, thanh niên ở nông thôn; phòng chống dịch bệnh lúc giao mùa; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh quyết liệt thực hiện an toàn thực phẩm, kiên quyết chống thực phẩm bẩn. Tăng cường quản lý môi trường dạy và học, không để xảy ra bạo lực học đường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thiết lập hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, quản lý chặt các nhà máy có nguy cơ phát thải cao.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu các động thái, yêu sách của các nước.

Bộ Quốc phòng làm tốt công tác tăng cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo.

Bộ Công an ngăn chặn hiệu quả mọi âm mưu chống phá đất nước, trấn áp các loại tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tăng cường phòng chống cháy nổ. Tăng cường công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Đối với một số vấn đề cụ thể, như việc phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng yêu cầu, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước thực hiện đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.

Về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ tôn trọng ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, tư vấn độc lập, UBND TP Hồ Chí Minh; khẳng định sân bay sẽ được mở rộng cả phía nam và phía bắc, nếu cần thiết thì thu hồi cả sân golf để phục vụ công tác này.

Các chung cư cao tầng phải có quy định rõ ràng hơn nữa về PCCC của Bộ Công an; Bộ Công an cần điều tra, khởi tố một số vụ cháy nổ, phá rừng nổi cộm, bảo đảm kỷ cương phép nước, an toàn cho người dân.

 

Theo Bộ KH-ĐT, quý 1, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đạt khá, khoảng 331,2 nghìn tỷ đồng, bằng 32,2% GDP, tăng 10,4%; tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế đến hết tháng 3 ước đạt hơn 308 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán, tăng 5,3%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 11,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.048 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; có 26,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đạt hơn 278 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% về số DN và tăng 2,7% về số vốn so cùng kỳ năm trước.

                                               TheoNhandan

Các tin khác


Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục