Chiều 31-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều khởi sắc trong thời gian qua, có quyết tâm lớn trong chỉ đạo phát triển, điều hành, quản lý. Nhìn nhận tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng vẫn là tỉnh nghèo, Thủ tướng mong Quảng Ngãi cố gắng, đồng tâm hiệp lực hơn nữa để đưa tỉnh phát triển mạnh mẽ. Tỉnh cần đặt trong tầm nhìn phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, cả Việt Nam, cả Đông - Nam Á. Thủ tướng nhất trí xây dựng Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm lọc hóa dầu, năng lượng quốc gia; đẩy mạnh các dự án năng lượng ở Quảng Ngãi tích hợp trong quy hoạch năng lượng quốc gia; nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trở thành nhà máy chất lượng, hiệu quả, an toàn, đóng góp xứng đáng cho quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và tỉnh Quảng Ngãi. Để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, Quảng Ngãi phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng, kết nối hạ tầng, nhất là sân bay, đường cao tốc, đường ven biển, huy động nhiều nguồn vốn, đất đai, từ tư nhân... thông qua đầu tư PPP; tiếp tục thu hút đầu tư, thực hiện cổ phần hóa; phát triển kinh tế tư nhân; chú trọng phát triển các huyện miền núi; giữ gìn đảo Lý Sơn.

Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh cần tổng kết giữa nhiệm kỳ theo chủ trương của Trung ương để đánh giá, có tầm nhìn toàn diện trong chỉ đạo phát triển thời gian tới. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải thực hiện thu xếp vốn theo cơ chế thị trường, Nhà nước không điều tiết, không thực hiện bảo lãnh Chính phủ về nguồn vốn này. Ngân hàng Nhà nước thu xếp nguồn vốn; do đó cần kêu gọi thêm nhà đầu tư vào dự án mở rộng, nâng cấp. Về vấn đề đầu tư mở rộng công suất Cảng hàng không Chu Lai, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ động triển khai, chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), kể cả bằng hình thức hợp tác quốc tế, đầu tư xã hội...

* Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo một số bộ, ngành T.Ư.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thời gian qua, Bình Thuận đã phát triển trên nhiều mặt, tuy nhiên, cơ bản vẫn là tỉnh nghèo, phụ thuộc ngân sách T.Ư. Do đó tỉnh cần bám sát các mục tiêu chiến lược để phát triển thành trung tâm du lịch thể thao biển, trung tâm chế biến khoáng sản, năng lượng...; cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa để phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp; làm tốt quản lý quy hoạch đất đai; vận dụng chính sách pháp luật phải chặt chẽ, không để thất thoát tài sản, đất đai của Nhà nước. Chú trọng giải quyết vấn đề bảo đảm môi trường sống của người dân, nhất là môi trường khi phát triển ven biển.

Về đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết, Thủ tướng khẳng định chủ trương đầu tư là cần thiết; đây là sân bay lưỡng dụng và tỉnh có nhiều cố gắng trong công tác giải phóng mặt bằng. Đối với tỉnh có thế mạnh về du lịch thì đây là yêu cầu bức thiết. Thủ tướng lưu ý việc đầu tư sân bay cần thực hiện đồng bộ, nhất là trong khâu phê duyệt dự án đầu tư, làm rõ nguồn vốn, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp...

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp chặt chẽ cùng địa phương phát triển sân bay này, trong đó thực hiện tốt chủ trương đấu giá, đấu thầu công khai đất đai trong diện tích Bộ Quốc phòng quản lý; xã hội hóa một số khâu thuộc phần dân sự.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục