Bài 2 - Nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư

(HBĐT) - Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình đã xây dựng, duy trì hoạt động và nhân rộng được 4.255 mô hình tự quản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Mô hình "Giúp nhau kỹ thuật, cây giống và tiêu thụ sản phẩm” ở xã Thanh Hối (Tân Lạc)phát huy hiệu quả trong phát triển vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn. ảnh: P.V

 

Trong đó có 340 khu dân cư (KDC), 69 xã, phường, thị trấn, 4 huyện, thành phố xây dựng được 1.598 tổ liên gia tự quản, tăng 50 KDC, 33 xã, phường, thị trấn và 2 huyện, thành phố so với năm 2016. Toàn tỉnh có 343 mô hình "Dòng họ tự quản”, "ổ nhà tự quản”; 306 cụm liên kết, cụm an ninh giáp ranh, AN-QP; 19 mô hình "Làng bản văn hóa - quốc phòng”; 2 mô hình "Làng, bản văn hóa QP-AN” ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Hầu hết các tổ tự quản ở KDC đều xây dựng quy chế, chương trình hoạt động, bầu Ban quản lý để điều hành hoạt động, được MTTQ hoặc chính quyền cơ sở ra quyết định công nhận về tổ chức. Định kỳ, các tổ tự quản đánh giá kết quả hoạt động. Các mô hình tự quản đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương đến với người dân.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH đã có nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân dân xây dựng có hiệu quả trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Hiện, toàn tỉnh có 431 mô hình đã phát huy được thế mạnh của các hộ gia đình, phát huy nội lực, hỗ trợ về KH-KT, cây, con giống, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Tiêu biểu như các mô hình: "Giúp nhau kỹ thuật, cây giống và tiêu thụ sản phẩm” của huyện Tân Lạc; "Liên gia tự quản để làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế”, "Vay vốn không lãi”, "Kinh tế hộ gia đình” của TP Hoà Bình.

Trong lĩnh vực ANTT, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.756 mô hình. Các mô hình tự quản hoạt động có nề nếp, phát huy hiệu quả thiết thực trong công tác đảm bảo ANTT, phòng - chống tai - tệ nạn xã hội. Các thành viên trong tổ đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, thực hiện hương ước, quy ước của KDC. Tích cực tham gia tuần tra, kiểm soát, giữ gìn KDC bình yên. Qua đó, những vụ việc, tai - tệ nạn xã hội trên địa bàn giảm rõ rệt, các vụ việc phần lớn được hoà giải tại tổ. Những biểu hiện vi phạm của một số hộ dân trong các tổ đều được nhắc nhở và kịp thời xem xét xử lý, không để xảy ra "điểm nóng”. Tiêu biểu như "Tổ liên gia tự quản”, "Dòng họ tự quản” ở các huyện: Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn; mô hình "Tiếng kẻng vây bắt tội phạm” ở huyện Lương Sơn; "Khu dân cư tự quản về ANTT” ở huyện Kim Bôi; "Cụm an ninh giáp ranh” của Công an tỉnh; "Làng văn hóa - quốc phòng” của Bộ CHQS tỉnh.

Với 1.068 mô hình trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, trong đó nổi bật là các mô hình tự quản trong lĩnh vực môi trường đã phát huy được tính chủ động của người dân trong tập kết, phân loại và xử lý rác thải, duy trì việc ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào ngày chủ nhật... Qua đó xây dựng KDC xanh - sạch - đẹp và tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường sống. Tiêu biểu như "Tổ liên gia tự quản bảo vệ môi trường” của TP Hoà Bình; "KCD tự quản bảo vệ môi trường” của hai huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đăng Ninh, sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, Đảng bộ tỉnh đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm, đó là: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành, CB,ĐV, đoàn viên, hội viên và nhân dân đối với việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ CB,CC trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư. Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị về chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện. Thống nhất quản lý và hoạt động của các mô hình tự quản. Lựa chọn nội dung và cách thức tự quản ở KDC phải phù hợp với thực tế, ý chí, nguyện vọng của người dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự nguyện của người tham gia thực hiện.

Đức Phượng

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục