Bài 2: Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu


(HBĐT) - Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị của nhân dân.


Các địa phương, đơn vị tổ chức nghiêm túc việc đối thoại, tiếp xúc với nhân dân. (Ảnh: Cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đối thoại với nhân dân 2 phường Tân Hòa và Hữu Nghị ngày 25/6/2019.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân trong thời gian qua, đó là: Tính hình thức, kém hiệu quả trong tiếp xúc, đối thoại với nhân dân vẫn xảy ra ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc tổ chức đối thoại chưa được tổ chức rộng rãi ở các cấp, ngành. Nội dung tiếp xúc, đối thoại thiếu trọng tâm, trọng điểm; kỹ năng tiếp xúc, đối thoại còn nhiều bất cập, còn đồng nhất tiếp xúc, đối thoại với tiếp xúc cử tri. Việc tuyên truyền, vận động, giải thích và thực hiện giải quyết một số nội dung sau tiếp xúc, đối thoại chưa được thấu đáo, chưa tạo được niềm tin với quần chúng. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong giải quyết những kiến nghị của nhân dân, cũng như việc trả lời của các cơ quan chuyên môn chưa cụ thể và kịp thời. Bên cạnh đó, vai trò giám sát của MTTQ và các đoàn thể CT-XH trong hoạt động tiếp xúc, đối thoại và thực hiện cam kết, kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau các cuộc tiếp xúc, đối thoại chưa thường xuyên, sâu sát.

Nhằm nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại, Ban Dân vận Tỉnh  ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ban hành Quy chế số 07-QC/TU ngày 27/3/2019 về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trên địa bàn. Quy chế quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân. Quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức đối thoại trực tiếp, xử lý, giải quyết những phản ánh, kiện nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái. Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. 

Mục đích của tiếp xúc, đối thoại nhằm trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân về xây dựng Đảng, chính quyền và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Đồng thời, tiếp nhận và chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả kiến nghị hợp pháp, chính đáng của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân. Nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức CT-XH và nhân dân, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, phát sinh để kiến nghị giải quyết cho phù hợp. 

Theo quy chế, định kỳ hàng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự kiến nội dung và tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu với MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân ít nhất 1 lần/năm. Thực hiện tiếp xúc, đối thoại đột xuất khi cần lấy ý kiến đóng góp của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân. Quy chế xác định rõ khung thời gian thực hiện và những việc phải thực hiện sau đối tiếp xúc, đối thoại. 

Cụ thể: Chậm nhất 10 ngày sau hội nghị tiếp  xúc, đối thoại, cơ quan tổ chức tiếp xúc, đối thoại thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì hội nghị đến các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết kiến nghị của tập thể, cá nhân tham gia tiếp xúc, đối thoại (trừ những nội dung đã làm rõ tại hội nghị). Chậm nhất 30 ngày sau khi có thông báo của người chủ trì hội nghị tiếp xúc, đối thoại, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm giải quyết những nội dung chưa được làm rõ tại hội nghị và trả lời bằng văn bản đến các tập thể, cá nhân nêu kiến nghị; đồng thời báo cáo người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp để theo dõi, chỉ đạo. Những vấn đề ngoài thẩm quyền tổng hợp đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết. 

Những vấn đề phức tạp cần thời gian nghiên cứu, xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho các tập thể, cá nhân nêu kiến nghị để biết trách nhiệm của cơ quan giải quyết. Định kỳ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp báo cáo kết quả tiếp xúc, đối thoại và kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau tiếp xúc, đối thoại với Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp và cấp trên. Đồng thời, gửi Ban Dân vận cùng cấp để tổng hợp và gửi MTTQ, các tổ chức CT-XH cùng cấp để theo dõi giám sát…

Theo Ban Dân Vận Tỉnh ủy: Đến nay, 100% huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch tiếp xúc, đối thoại. Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại với chuyên đề tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã tổ chức đối thoại với nhà đầu tư và nhân dân khu vực Trạm thu phí đường Hòa Lạc - Hòa Bình, xã Yên Quang (Kỳ Sơn). Đảng ủy Công an, Quân sự đã tổ chức đối thoại với cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Sở TN&MT tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai, môi trường… 
   
                                                                      Lê Chung

Các tin khác


Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục