(HBĐT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII) "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, huyện Yên Thủy đã nghiêm túc quán triệt, tổ chức thực hiện. Cùng với kết quả bước đầu, một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn được huyện tiếp tục tháo gỡ, đưa Nghị quyết vào cuộc sống.



Xóm Liên Tiến và Công Tiến, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) sáp nhập và đặt tên là xóm Liên Tiến. Nhà văn hóa xóm Liên Tiến cũ hiện nay chật hẹp, xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của xóm mới sau nhập.

Bộ máy tinh gọn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động

Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình, tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Huyện đã nhập Đài TT&TH huyện với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm GDTX; nhập các ban quản lý dự án. Thực hiện Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị; nhập 12 trường học thành 6 trường; nhập Bệnh viện Đa khoa huyện và Trung tâm Y tế dự phòng. Thực hiện kế hoạch nhập xóm, khu, huyện đã giảm từ 158 xóm còn 115 xóm. Huyện đã triển khai kế hoạch nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã thành 2 đơn vị hành chính cấp xã với tỷ lệ cử tri đồng ý đạt từ 83,36 - 99,34%. Tinh giản biên chế theo chỉ tiêu tỉnh giao đã thực hiện 115/126 chỉ tiêu, đạt 91,27%.

Theo đánh giá của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, xóm, khu sau khi nhập cơ bản hoạt động ổn định. Việc nhập các ban quản lý dự án để thành lập mới Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện góp phần giảm tải lượng công việc đối với các phòng, ban để các đơn vị tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Nhập Trung tâm GDTX và Trung tâm Dạy nghề  nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực dạy nghề. Việc nhập các trường cũng đồng thời cơ cấu lại đội ngũ giáo viên theo đúng quy mô trường, lớp... Như vậy, việc cải cách tổ chức bộ máy bước đầu đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Tổ chức bộ máy tinh gọn hơn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tháo gỡ phát sinh, đưa Nghị quyết vào cuộc sống

Bên cạnh những kết quả, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XII) ở huyện cũng phát sinh một số khó khăn. Chủ tịch UBND thị trấn Hàng Trạm Lã Xuân Trường chia sẻ: Trước đây, nhân dân thị trấn đã đóng góp toàn bộ tiền để xây nhà văn hóa phù hợp với quy mô số hộ. Sau nhập khu, số hộ tăng lên, nhà văn hóa cũ không đáp ứng yêu cầu mới, khó khăn trong hoạt động. Ngoài ra, người dân không hài lòng khi phải trả lệ phí thay đổi giấy tờ do nhập khu.

Trong khi đó, theo Phòng TN&MT huyện, thủ tục cấp đổi "bìa đất" khá rườm rà. Có hộ có 21 bìa, mỗi bìa đổi phải có 1 đơn, mỗi giấy đều phải trả lệ phí.

Còn Phó Chủ tịch xã Ngọc Lương Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Xã có 2 xóm Nghìa 1 và Nghìa 2 không nhập được do số hộ khi thực hiện đề án đã gần đủ 100 hộ, đến nay, cả 2 xóm đều có trên 100 hộ. Sau nhập xóm, phát sinh vấn đề thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thực hiện chỉnh sửa, cấp đổi lẻ tẻ, không tập trung do một số hộ cầm cố trong ngân hàng. Cán bộ xóm nêu ý kiến khi công việc tăng lên nhưng phụ cấp vẫn như cũ. Cán bộ đoàn thể không có phụ cấp nên nhiều người không muốn làm.

Thời điểm tháng 10/2019, huyện Yên Thủy còn 9 xóm và 17 trường học chưa thực hiện nhập được. Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Nguyễn Đức Sỹ giải thích do các xóm nằm tách biệt, địa hình đồi núi, có những xóm khác biệt về văn hóa, phong tục. Huyện gặp nhiều khó khăn trong bố trí, quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi xã hội công cộng, thiết chế văn hóa để phù hợp khi quy mô dân số tăng lên sau nhập. Khi nhập xã, huyện cũng sẽ có 40 cán bộ, công chức dôi dư. Qua rà soát, việc bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo, công chức dôi dư của các xã không quá khó. Cái khó là việc bố trí cán bộ chuyên trách như Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên... được bầu theo Điều lệ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Huyên cho biết: Số đơn vị trường học còn lại cần phải sáp nhập theo quy định đã được UBND huyện triển khai xây dựng đề án, dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Thời gian tới, huyện chỉ đạo các xã thực hiện quyết định sáp nhập của tỉnh, kiện toàn tổ chức, bộ máy, giải quyết chế độ chính sách cho những người nghỉ việc sau nhập theo đúng quy định. Đánh giá, rút kinh nghiệm để phát huy, nhân rộng cách làm hiệu quả, gương điển hình. Tiếp tục tuyên truyền để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Để tháo gỡ khó khăn, huyện đề nghị có hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng và xây dựng các nhà văn hóa đủ diện tích, trang thiết bị cho các xóm sau nhập. Miễn lệ phí cho các hộ khi thực hiện đổi, điều chỉnh các giấy tờ liên quan sau nhập xóm, xã.  


Cẩm Lệ

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục