(HBĐT) - Ngày 5/12, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Cán bộ dân tộc miền Nam (1959 – 2019) và khánh thành Khu di tích lịch sử trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy;  Ksor Phước, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và 210 đại biểu là cựu cán bộ, học sinh nhà trường qua các thời kỳ.



Các đại biểu cắt băng khánh thành Khu di tích trường Cán bộ dân tộc miền Nam. 

Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược, đó là đưa một số con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập. Trong đoàn quân tập kết ấy có hơn 2.000 con em các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam (từ Quảng Trị trở vào). Nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện ăn ở, học tập cho học sinh, tháng 12/1958, Ủy ban Dân tộc Trung ương đã ban hành Quyết định số 1563-VP/CB về việc thành lập Khu đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam, sau đổi tên thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và đặt tại xã Đồng Tâm, nay là thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Thời điểm này, tỉnh đã bố trí dành 179.565 m2 đất để xây dựng trường. 

Trong thời gian 15 năm trường Cán bộ dân tộc miền Nam đứng chân trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ, mặc dù trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, cán bộ, học viên và con em của trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện đùm bọc, giúp đỡ của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Thuỷ, chính quyền và người dân xã Đồng Tâm, nay là thị trấn Chi Nê. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, học sinh và con em của trường được chăm lo tốt. Cùng với đó, cán bộ, học viên của trường cũng tích cực tham gia các hoạt động giúp người dân địa phương trong sản xuất, phát triển kinh tế. Từ ngôi trường này, nhiều đồng chí đã trở lại chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu, giải phóng đất nước. Hàng nghìn cán bộ, học viên, con em các dân tộc miền Nam đã trưởng thành, trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học, trong đó, một số đồng chí được giao trọng trách lớn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân và lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương trên mọi miền Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đánh giá cao việc tỉnh Hòa Bình đã chủ động tạo mọi điều kiện về kinh phí, đất đai và dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng khu lưu niệm và tổ chức Lễ kỷ niệm nhiều ý nghĩa này. Nhìn lại lịch sử 60 năm đã qua, bài học chiến lược về đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam vẫn còn nguyên giá trị. Từ bài học kinh nghiệm này, công tác đào tạo cán bộ người DTTS tiếp tục được nghiên cứu, phát huy. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS cũng là con đường ngắn nhất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng DTTS và miền núi với mặt bằng chung của cả nước. Đồng chí Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cũng mong muốn cấp ủy, chính quyền và bà con địa phương trân trọng, giữ gìn, giới thiệu để các thế hệ con cháu và du khách muôn phương đến thăm khu lưu niệm của nhà trường.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH  T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định đây là mô hình giáo dục đặc biệt, duy nhất thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến công tác giáo dục đối với đồng bào DTTS, xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và giữa 2 miền Nam - Bắc của Tổ quốc. Đồng chí cũng mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ cần tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, để khu di tích trở thành ngôi nhà chung cho các cựu cán bộ, học sinh lui tới, tìm về. Xây dựng nơi đây là địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sát của tỉnh ta đối với công tác giáo dục dân tộc, giữ vững tình đoàn kết giữa các dân tộc, vùng miền trên đất nước Việt Nam như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no, đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Nhân dịp này, Uỷ ban Dân tộc tặng 50 triệu đồng cho Hội Khuyến học huyện Lạc Thủy; cựu học sinh nhà trường tặng 50 triệu đồng cho huyện Lạc Thủy.
Sau lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cắt băng khánh thành Khu di tích trường Cán bộ dân tộc miền Nam và thăm quan khu di tích.



Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc tặng 50 triệu đồng cho Hội Khuyến học huyện Lạc Thủy. 




Các đại biểu tham quan trưng bày hiện vật của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình và đồng bào Nam Bộ.

Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục