Bài 1 – Từ sự phức tạp của công trình 
(HBĐT) - Những ngày đầu năm, xã Yên Phú (Lạc Sơn) như đại công trường. Tư tưởng "tháng giêng là tháng ăn chơi” trở nên lạc hậu trong suy nghĩ, hành động của người dân. Không chỉ là không khí hối hả trên đồng ruộng cho vụ sản xuất quan trọng của năm, mà còn là sự khẩn trương, hồ hởi trên những dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đang triển khai thực hiện trên địa bàn xã - công trình hồ chứa nước Cánh Tạng. Ở đây đã từng có thời điểm công việc tưởng như bế tắc.



Nhờ sự đồng thuận của nhân dân trong bàn giao mặt bằng, hiện nay, công trình đập đầu mối Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng đang được khẩn trương thi công.

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy nói riêng. Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng hồ chứa điều tiết nguồn nước để bảo đảm cấp nước tưới cho 6.460 ha đất canh tác của 17 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; tạo nguồn cấp nước bổ sung cho các công trình ở hạ lưu trong mùa khô (trong đó tưới cho 2.500 ha ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Đồng thời, cấp nước cho 200 ha khu công nghiệp Lạc Thịnh (Yên Thủy); cấp nước sinh hoạt cho 3.500 hộ dân thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án cũng tạo cơ sở cho phát triển kinh tế vùng theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nhân dân các huyện.

Dự án xây dựng hồ chứa có dung tích khoảng 95 triệu m3, bao gồm các hạng mục: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ nằm trên địa phận xã Yên Phú (Lạc Sơn); hệ thống đường ống cấp nước nằm trên địa phận 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022, tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng, gồm vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020; vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Để thực hiện dự án, tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 1.238 ha, trong đó, đất cho công trình 728,5 ha, đất phục vụ tái định cư (TĐC) 510 ha. Xây dựng 3 khu TĐC (khu TĐC Yên Phú có 2 điểm, khu TĐC Bình Hẻm 3 điểm, khu TĐC Văn Nghĩa 3 điểm).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng cho biết: Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả lớn cho 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Có thể nói, sau xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình thì đây là công trình lớn nhất. Chịu sức ép về tiến độ khi thời gian thực hiện và hoàn thành trong 3 năm, trong khi dự án có khối lượng bồi thường rất lớn. Có tới 652 hộ phải di chuyển, bố trí TĐC cho 630 hộ. Ngoài ra, tại các xã phải di chuyển hơn 1.800 ngôi mộ của các gia đình.

Không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và lợi ích của các gia đình. Thực hiện dự án còn liên quan đến vấn đề tâm linh, phong tục tập quán trong việc mai táng của người dân tộc Mường, bởi xưa nay luôn quan niệm "đào sâu, chôn chặt”. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Qua tìm hiểu được biết, đã có những cuộc lãnh đạo huyện, xã tổ chức họp dân không thành công. Có cuộc cả lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành về gặp gỡ, tuyên truyền, vận động nhưng chỉ từ một tín hiệu, tất cả bà con đứng dậy bỏ về.

Tiếp đó, là có xóm bà con không đồng ý chuyển đến điểm TĐC mới, vì lý do cách xa nơi sản xuất. Nhiều hộ có ý kiến giá đất tại nơi đến cao hơn nhiều giá đất bồi thường tại nơi đi nên chưa nhất trí với phương án TĐC. Một số chế độ, chính sách về bồi thường, hỗ trợ trong khung chính sách người dân còn có ý kiến thắc mắc, so sánh với quy định về bồi thường GPMB của tỉnh. Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của hộ dân trước đây được cấp theo Nghị định số 02, ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mục đích là rừng khoanh nuôi; cấp theo Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ ghi mục đích sử dụng là rừng phòng hộ. Vì vậy, theo quy định các hộ sẽ không được bồi thường về đất, gây khó khăn cho công tác GPMB. Trong khi thực tế sử dụng các hộ đã trồng cây keo được 3 chu kỳ... Cùng với đó, các yêu cầu về trình tự, thủ tục GPMB, đánh giá tác động môi trường rất phức tạp, thời gian kéo dài cũng là khó khăn khi triển khai dự án.

Riêng đối với xã Yên Phú, đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Để thực hiện dự án, xã phải thu hồi trên 200 ha đất, nhà ở của 252 hộ, di dời 268 ngôi mộ để bàn giao cho nhà thầu thi công các hạng mục. Đây là áp lực GPMB chưa từng có đối với địa phương. Bởi, không chỉ có phạm vi, đối tượng ảnh hưởng nhiều mà quá trình GPMB cho thấy, việc vận động di dời mồ mả khó gấp nhiều lần so với vận động người dân đồng thuận bàn giao nhà, đất vì liên quan đến tâm linh, phong tục tập quán lâu đời của địa phương. Tuy nhiên, với quan điểm đặt mình vào vị trí của người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đồng thời, áp dụng quy trình làm việc đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, những khó khăn, vướng mắc đã dần được tháo gỡ.

Trao đổi về triển khai thực hiện dự án, đồng chí Bùi Văn Hành, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Dự án xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng có quy mô lớn, địa phương chưa làm bao giờ nên có nhiều trăn trở, lo lắng. Xác định đây là trách nhiệm lớn lao nên phải tính toán chi tiết để hoàn thành nhiệm vụ với T.Ư, với tỉnh. Do vậy, thời gian qua, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng phải di chuyển để thực hiện dự án.

(Còn nữa)


Hoàng Nga


Các tin khác


Khơi dậy sức mạnh đoàn kết tham gia xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lễ phát động phong trào thi đua "Xoá nhà tạm, nhà dột nát” phạm vi toàn quốc tại Hoà Bình diễn ra trong không khí sôi nổi và tạo hiệu ứng lan toả. Được kết nối trực tuyến từ tỉnh Hòa Bình đến cầu 62 tỉnh, thành phố, đông đảo các tầng lớp nhân dân cả nước hướng về sự kiện chính trị, xã hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này.

Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phi chính phủ nước ngoài

Chiều 12/4, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác PCPNN năm 2024. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tỉnh Hòa Bình quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đại diện cho lãnh đạo địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đọc Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát động phong trào thi đua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục