(HBĐT) - Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp, khơi dậy nhiệt huyết của tuổi trẻ tham gia phong trào lập thân, lập nghiệp, thi đua phát triển kinh tế tại địa phương. Thời gian qua đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất để làm giàu chính đáng. Qua đó, khẳng định vai trò tiên phong của lực lượng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong công cuộc xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu mạnh, văn minh.



Đoàn viên thanh niên xã Đoàn Kết (Yên Thủy) thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế tại xóm Nam Thái.

Trong những năm qua, để thực hiện tốt phong trào lập thân, lập nghiệp, BTV Tỉnh Đoàn chỉ đạo tổ chức Đoàn cơ sở trong toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ĐVTN trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu học tập, nghề nghiệp, việc làm của ĐVTN. Tỉnh Đoàn phối hợp các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực, gắn với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, hỗ trợ thanh thiếu nhi học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; nhân rộng các mô hình sân chơi trí tuệ, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học tập. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có 1.825 ý tưởng, sáng kiến của ĐVTN được đăng tải lên Ngân hàng ý tưởng sáng tạo thanh niên Việt Nam; 13 dự án hoàn thiện hồ sơ gửi Ban tổ chức chương trình Vườn ươm doanh nghiệp dân tộc thiểu số giai đoạn 2020 - 2024. Duy trì cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” do Tỉnh Đoàn tổ chức thu hút nhiều ĐVTN trên địa bàn tỉnh tham gia, hưởng ứng. Trong 6 tháng đầu năm, Tỉnh Đoàn phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm cho ĐVTN trong độ tuổi lao động. Qua đó, đã tư vấn, hướng nghiệp cho 8.200 thanh thiếu niên, giới thiệu việc làm cho 1.600 thanh niên tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Thăm quan vườn lan rừng của đoàn viên Bùi Văn Trình, xóm Nam Thái, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi của chàng trai trẻ 28 tuổi. Giàn lan được đầu tư xây dựng quy mô 700 m2 đảm bảo khoa học, có hệ thống phun tưới, làm mát phục vụ cho việc nuôi trồng. Vườn lan rừng hiện có khoảng 40 - 50 giống, tiêu biểu như lan mắt đỏ Tân Lạc, mít Văn Sơn, phi điệp tím… Giá thành bán dao động từ 200.000 - 500.000 đồng/kie. Ngoài ra, anh Trình còn cung cấp một số giống lan quý như: hồng Yên Thủy, 5 cánh trắng Phú Thọ, Hiển Oanh có giá từ 1 - 7 triệu đồng/cm tùy loại.

Anh Trình chia sẻ: "Đam mê chơi lan từ ngày còn là học sinh, tôi dành nhiều thời gian để sưu tầm giống, nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc và học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm. Hiện, vườn lan của gia đình cung cấp ra thị trường trung bình mỗi tháng từ 1.000 - 2.000 đơn hàng, thị trường rộng khắp trên địa bàn cả nước. Qua đó, tạo việc làm ổn định cho 7 lao động với mức thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2019, lợi nhuận ước đạt khoảng 5 tỷ đồng.

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đến nay, dư nợ nguồn vốn vay ủy thác Ngân hàng CSXH tỉnh gần 759 tỷ đồng. Thông qua 15 chương trình vay vốn đã có gần 25.000 hộ được vay vốn. Ngoài ra, nguồn vốn 120 đang triển khai 25 dự án phát triển kinh tế, với tổng nguồn vốn 1,4 tỷ đồng. Hàng năm, Tỉnh Đoàn chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể duy trì tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi.

Từ sự đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp bộ Đoàn đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế đem lại lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi lợn nái của đoàn viên Hoàng Văn Thuận, xã Cao Sơn (Lương Sơn); mô hình ấp trứng gia cầm và sản xuất gà ri của đoàn viên Bùi Văn Huế, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn); mô hình sản xuất trà túi lọc cà gai leo của Nguyễn Thùy Linh, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy); mô hình chăn nuôi bò sinh sản của Tổ hợp tác lâm nông nghiệp thanh niên xã Quang Tiến (TP Hòa Bình). Đặc biệt, dự án khởi nghiệp sáng tạo "Chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi” của đoàn viên Trịnh Thị Thanh Hòa (Đà Bắc) tham gia vòng chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp sáng tạo do T.Ư Đoàn tổ chức năm 2019 đã tạo sức lan tỏa, tạo việc làm ổn định, giải quyền nguồn lao động địa phương.

Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh cho biết: Trong thời gian tới, Tỉnh Đoàn tiếp tục thực hiện tốt việc phối hợp với các ngành, đoàn thể tạo nguồn vốn vay, liên kết tiêu thụ sản phẩm hỗ trợ, đồng hành cùng ĐVTN trong phong trào lập thân, lập nghiệp. Qua đó, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, đồng thời giải quyết được nguồn lao động địa phương. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH.


Đức Anh


Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục