(HBĐT) - Sau sáp nhập, nhiều cơ cở vật chất, từ nhà văn hóa ở các xóm, trụ sở UBND xã, huyện dôi dư. Nhưng nơi làm việc mới thì chật chội, thiếu phòng làm việc. Đây là bài toán nan giải đề các địa phương đưa ra các giải pháp phù hợp.


Bài 3 - Giải pháp xử lý dôi dư cơ sở vật chất sau sáp nhập





Sau khi sáp nhập trụ sở Đảng Ủy, UBND xã Dân Hạ (Kỳ Sơn cũ) dư thừa sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Nơi thừa, nơi thiếu

Một trong những xã được sáp nhập nhiều nhất là Liên Sơn (Lương Sơn). Xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Thành Lập, Tiến Sơn, Trung Sơn và Liên Sơn. Do đội ngũ cán bộ sáp nhập đông, nên xã phải sử dụng trụ sở của xã Thành Lập và xã Trung Sơn cũ là nơi làm việc. Đồng chí Bùi Việt Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết: Sau sáp nhập, xã Liên Sơn dư thừa tới 2 trụ sở UBND xã. Trong khi trường TH&THCS xã Liên Sơn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhất là thiếu phòng học, phòng làm việc, nhà đa năng. Để tránh lãng phí, vừa qua, Đảng ủy, UBND xã đã họp bàn đề xuất UBND huyện phương án xử lý cụ thể. Theo đó, trụ sở UBND xã Liên Sơn (cũ) được chuyển thành nhà chức năng của nhà trường. Trụ sở UBND xã Liên Sơn cũ là trụ sở đẹp nhất trong 4 trụ sở, được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 2015. Tuy nhiên, vì vị trí không nằm ở trung tâm 4 xã nên không thể lấy làm trụ sở mới, và từ sau sáp nhập đến nay vẫn bỏ không. Hiện, xã vẫn phải thuê người trông coi vì còn nhiều tài liệu, do tại cơ quan mới chật không có chỗ để nên không chuyển đi được. Một số vật dụng, trang thiết bị được tận dụng chuyển về nhà văn hóa các xóm sử dụng. Đảng ủy, UBND xã đề xuất bàn giao lại cho UBND huyện xử lý.

Xã Thanh Cao (Lương Sơn) được thành lập từ sáp nhập xã Cao Thắng và Thanh Lương, sử dụng trụ sở của UBND xã Thanh Lương cũ. Đồng chí Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau khi sáp nhập, trụ sở UBND xã Cao Thắng cũ vẫn bỏ không. UBND xã bố trí bảo vệ trông coi tài sản. Do trụ sở sát trường TH&THCS nên Đảng ủy, UBND xã đã đề xuất UBND huyện giao cho nhà trường quản lý, sử dụng. Tháng 9/2020, UBND huyện đã làm việc với UBND xã, đồng thời giao Phòng Tài chính huyện sắp xếp. Đối với trụ sở mới thì phòng làm việc thiếu. Việc dồn ghép phòng làm việc khó tránh khỏi. Như tại Bộ phận một cửa, diện tích phòng chỉ 35 m2, nhưng có đến 8 người làm việc, chưa kể khách đến giao dịch, khách chờ… Đảng ủy, UBND xã đã họp bàn nhiều lần bố trí các bộ phận, ngành, đoàn thể sao cho phù hợp với đặc thù công việc. Chúng tôi thường xuyên động viên anh em khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu theo đúng tiêu chuẩn về phòng làm việc của công chức thì hiện tại, Đảng ủy, UBND xã còn thiếu 8-10 phòng làm việc. UBND xã cũng đề xuất nâng cấp, sửa chữa trụ sở mới để đảm bảo không gian làm việc cho cán bộ, công chức xã. Các cơ sở vật chất khác như nhà văn hóa, sân vận động cũ tận dụng sử dụng.

Tại xã Cao Sơn (Lương Sơn) xảy ra tình trạng tương tự. Từ 3 xã Cao Răm, Hợp Hòa và Trường Sơn sáp nhập thành xã Cao Sơn. Hiện, xã Cao Sơn chỉ sử dụng trụ sở UBND xã Cao Răm cũ, 2 trụ sở còn lại vẫn bỏ không chờ xử lý. Đồng chí Đinh Công Hân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trụ sở của xã mới chật chội, trước đây chỉ thiết kế cho khoảng 20 cán bộ, công chức làm việc, nay có 53 cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách. Hai trụ sở dôi dư phải hợp đồng trông coi, bảo vệ, vì còn tài liệu và trang thiết bị đang sử dụng. UBND xã đã đề xuất UBND huyện giữ lại một phần trụ sở UBND xã cũ để sử dụng, còn lại bàn giao UBND huyện xử lý.

Đồng chí Nguyễn Tiến Việt, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lương Sơn cho biết: Vừa qua, UBND huyện tiến hành rà soát, thống kê những tài sản dư thừa sau sáp nhập và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Cụ thể, giữ lại tiếp tục sử dụng 501 cơ sở nhà, với diện tích 147.757,53 m2; điều chuyển sang đơn vị khác 7 cơ sở nhà, với diện tích xây dựng 2.597,96 m2; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 32 cơ sở nhà, với diện tích 6.440,6 m2 sàn, 12 cơ sở đất với diện tích 35.442,5 m2. UBND huyện xin ý kiến BTV Huyện ủy về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Vận dụng linh hoạt cơ sở vật chất ở thành phố Hòa Bình

Trong đợt sáp nhập vừa qua, TP Hòa Bình là địa phương có nhiều cấp cùng sáp nhập. Từ cấp tổ, xóm đến xã, phường. Cùng với đó là huyện Kỳ Sơn nhập vào TP Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn An Hà, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (TP Hòa Bình) cho biết: Triển khai Nghị định số 830, Thành ủy, UBND thành phố quyết định chuyển khối UBND thành phố về trụ sở Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn cũ. Các phòng, ban được bố trí, sắp xếp lại phù hợp với đặc thù công việc. Tuy cán bộ, công chức, viên chức được phân công đi làm xa hơn, nhưng giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất rộng rãi, thoải mái hơn, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng được công việc. Qua 8 tháng vận hành, công việc của Thành ủy, UBND thành phố, các phòng, ban hoạt động không có vướng mắc lớn.

Đối với cấp xã, phường có khoảng cách địa lý gần, thuận lợi giao thông vẫn sử dụng hai trụ sở làm việc, bố trí lại các ban, ngành, đoàn thể đảm bảo công việc. Đối với xã, phường có khoảng cách xa, việc chỉ đạo, điều hành không tập trung nên phải sử dụng một trụ sở. Chủ trương của UBND thành phố sẽ nâng cấp, sửa chữa cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Trụ sở dư thừa sau sáp nhập được sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP  quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Phòng Tài chính - Kế hoạch đã tham mưu UBND thành phố trình Sở Tài chính phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của UBND thành phố quản lý, sử dụng. Theo đó, giữ lại sử dụng 152 cơ sở đất và 173 ngôi nhà, đề nghị điều chuyển 7 cơ sở đất, 9 ngôi nhà. Đồng thời, đề nghị bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 25 cơ sở đất, 67 ngôi nhà.

Bên cạnh đó, thực hiện việc sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn thành phố, các nhà văn hóa của tổ, xóm dư thừa sẽ được sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Với các tổ, xóm mới, nhà văn hóa không còn phù hợp với quy mô dân số khi 2 tổ, xóm sáp nhập. Việc sửa chữa, đầu tư thêm trang thiết bị cũng không đáp ứng được. Do vậy, cần phải có đề án xây dựng lại các nhà văn hóa tổ, xóm đáp ứng công năng sử dụng của cụm dân cư mới.  


Nhóm PV Phòng Văn hóa - Xã hội

Các tin khác


Thông báo về việc tổ chức Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND tỉnh ban hành Thông báo số 41/TB-HĐND, ngày 28/2/2024 về việc tổ chức Kỳ họp thứ 18 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hội LHPN huyện Lạc Thủy: Xây dựng tổ chức hội vững mạnh từ cơ sở

Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển tổ chức hội, với phương châm "ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Lạc Thuỷ đã đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động. Vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia sinh hoạt hội, hưởng ứng các phong trào thi đua mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Thủ tướng: Nghiên cứu gói tín dụng mua nhà ở xã hội với lãi thấp hơn 5% vay thương mại

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm với lãi suất thấp hơn từ 3-5% so với cho vay thương mại.

Phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích cho xã hội

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích đã chính thức diễn ra.

Thành phố Hòa Bình: Sôi nổi phong trào thi đua yêu nước

Thời gian qua, phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền TP Hòa Bình phát động, triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm phát triển KT-XH trên địa bàn.

Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại

Chiều 15/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề: Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục