Ngô Văn Tuấn
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

 


Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Sơn tháng 4/2021.

Tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ ngày 22/6/1886 với tên gọi tỉnh Mường, gồm có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ được tách ra từ phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình, Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ. Đến ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ được chuyển từ Chợ Bờ về đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, thuộc TP Hòa Bình ngày nay. Từ đấy, tỉnh chính thức mang tên Hòa Bình với 4 châu là: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà và Lạc Sơn (bao gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy ngày nay).
Trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 1 thành phố; 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 131 xã, 10 phường và 10 thị trấn, dân số trên 90 vạn người. Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc, 531 tổ chức cơ sở đảng với trên 66 nghìn đảng viên. Tỉnh Hòa Bình là nơi cộng đồng 6 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, người dân tộc thiểu số chiếm 74,14%. Nơi đây là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường của cả nước. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tự hào là quê hương có nền "Văn hóa Hòa Bình” - miền đất của sử thi huyền thoại "Đẻ đất, đẻ nước”, của những lễ hội giàu bản sắc, nền văn hóa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người. Nền văn hóa, bề dày truyền thống đó là sức mạnh to lớn để Nhân dân Hòa Bình xây đắp tương lai. Từ nền "Văn hóa Hòa Bình” qua các nền văn hóa Bắc Sơn đến Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn in đậm dấu ấn tại nhiều di chỉ khảo cổ trên đất Hòa Bình, chứng tỏ cư dân trên đất Hòa Bình đã góp phần xây dựng nền văn minh nông nghiệp của đất Việt.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có truyền thống đoàn kết, cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đó được bồi đắp, hội tụ và lan tỏa tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn giúp Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình phải sống cơ cực dưới 2 tầng áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, lang đạo nghiệt ngã và ách đô hộ của thực dân Pháp xâm lược. Ánh sáng cách mạng của Đảng được truyền đến tỉnh Hòa Bình từ rất sớm với hoạt động tuyên truyền, giác ngộ cách mạng của đồng chí Đào Gia Lựu, đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng tỉnh Nam Định dạy học ở châu Lạc Sơn năm 1929 cùng với việc thành lập và hoạt động của tổ Đảng Hoàng Đồng (Lạc Thủy) từ ngày 1/12/1930 - 1/10/1931. Đến tháng 1/1945, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Hoà Bình và cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư; dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh, tháng 8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh lỵ và tất cả các châu trong tỉnh diễn ra nhanh gọn trong 7 ngày (từ ngày 20 - 26/8/1945). Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng Nhân dân cả nước vùng lên đánh đuổi thực dân xâm lược, xoá bỏ chế độ phong kiến, lang đạo, giành quyền làm chủ bản làng, quê hương.  

Sau khi giành được chính quyền, quân và dân trong tỉnh lại tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cùng nhân dân cả nước lập nên nhiều chiến công vang dội làm nên "Chiến dịch Hòa Bình” lịch sử, đến chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân trong tỉnh tiếp tục nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Với tinh thần "Tất cả cho tuyền tuyến”, "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, hàng ngàn chiến sỹ, con em các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang cách mạng, kiên cường của tỉnh ta, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.

Năm 1976, tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh bắt tay vào khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, từng bước ổn định đời sống. 

Tháng 11/1979, công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục hy sinh, cống hiến tài sản, ruộng đất, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho việc xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, công trình thế kỷ trên sông Đà, đưa công trình vào khai thác bảo đảm tiến độ, phục vụ CNH - HĐH đất nước. 

Để ghi nhận những đóng góp, những chiến công to lớn của tỉnh trong kháng chiến và xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Quân công, Huân chương Độc lập hạng nhất; nhiều Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; hàng chục tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 248 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, 31 gia đình có nhiều liệt sỹ được trao tặng Huân chương Độc lập...

Phát huy truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ sau tái lập tỉnh vào tháng 10/1991 đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, thực hiện nhiều giải pháp năng động, sáng tạo, phù hợp, giành được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN và xây dựng hệ thống chính trị. 

Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh ta đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) năm sau cao hơn năm trước; quy mô nền kinh tế được mở rộng. 

Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt gần 52 nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 60,3 triệu đồng; tổng đầu tư toàn xã hội 17.667 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt 4.116 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 28,69%; 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 44,3% tổng số xã; hộ nghèo còn 8,6%. Tỷ lệ bác sỹ đạt trên 8,81/vạn dân...

6 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vừa phòng, chống dịch bệnh (PCDB) vừa phát triển KT-XH đã đạt được những kết quả quan trọng; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,1%. 

Các tiềm năng, lợi thế được khai thác hiệu quả, diện mạo đô thị biến đổi sâu sắc, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, người dân được hưởng thụ thành quả của đổi mới. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển sâu rộng. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển. Mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thế cấp Quốc gia… Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; dân chủ nhân dân ngày càng được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm, các nhiệm vụ chính trí đạt thắng lợi lớn. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Những kết quả đạt được tạo tiền đề thuận lợi để Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. 

Kỷ niệm 135 thành lập tỉnh (22/6/1886 - 22/6/2021), kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2021) là dịp Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh ôn lại truyền thống quê hương kiên cường cánh mạng, tôn vinh, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; tri ân những đóng góp của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh, góp phần khơi dậy lòng tự hào của các dân tộc tỉnh Hòa Bình; đồng thời là dịp đánh giá những kết quả, thành tựu KT-XH, khẳng vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo cách mạng giành chính quyền, củng cố xây dựng chính quyền nhân dân, lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng quê hương Hoà Bình giàu mạnh. 

Tự hào với những kết quả, thành tựu đã đạt được; thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém, từ đó đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống quê hương, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động thực hiện tốt mục tiêu kép vừa PCDB Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển KT-XH; thực hiện quyết liệt các khâu đột phá chiến lược, các nhiệm vụ trọng tâm và các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án vào các lĩnh vực thế mạnh là công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp chất lượng cao, đô thị, du lịch sinh thái; huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự; phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

                                                                  

Các tin khác


Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục