(HBĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 27/10, các đại biểu đã thảo luận trực tuyến báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý, sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; việc quản lý, sử dụng Quỹ BHYT năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật vê BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019 - 2020. Tham gia phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có bài phát biểu đóng góp ý kiến vào các báo cáo. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung phát biểu của đại biểu Đặng Bích Ngọc tại phiên thảo luận.

 


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận.

Thứ nhất, tôi xin góp ý vào báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Tôi cơ bản đồng tình với cáo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, phải thấy rằng, năm 2020 chúng ta gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động mất việc làm dẫn đến hệ lụy trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ BHXH.

Tôi xin được góp ý vào một số nội dung cụ thể như sau:

* Một là, về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, để thực hiện được mục tiêu là thách thức rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo, năm 2020, số người tham gia bảo hiểm tính đến hết ngày 31/12/2020 đạt 33,5%, đạt chỉ tiêu đề ra của năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, trong đó, việc thu BHXH bắt buộc gặp những khó khăn nhất định; nhiều lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị mất việc làm, không còn thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu theo Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra, tức là đạt 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, đòi hỏi sự vào cuộc rất tích cực từ phía Chính phủ cũng như chính quyền các cấp. Tôi đề nghị trong báo cáo cần phân tích, đánh giá đầy đủ nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ, quyết liệt trong việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang còn hết sức phức tạp như hiện nay.

* Hai là, về tình hình chậm đóng và tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Theo báo cáo, số liệu tính đến ngày 31/12/2020, tổng số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc trên 12 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2019. Trong tỷ lệ chậm đóng này, khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang chiếm 1,5%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 6,4%; khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 8,1% và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc danh chiếm 57,2% tổng số tiền chậm đóng. Qua nghiên cứu số liệu và nắm bắt từ cơ sở, tôi thấy rất băn khoăn. Trong tổng số kinh phí chậm đóng bảo hiểm, thì khu vực hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể vẫn chiếm tỷ lệ 1,5%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 57,2%. Tôi đề nghị cần đánh giá và phân tích kỹ nguyên nhân và xác định rõ đối tượng, để từ đó có giải pháp phù hợp và đặc biệt quan tâm xem xét các đối tượng nợ đọng bảo hiểm ở trong khu vực cơ quan hành chính Nhà nước để chúng ta có giải pháp thực hiện. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể, kinh phí đóng BHXH được trích từ nguồn kinh phí được ngân sách cấp hàng năm. Hàng năm, cần phải có rà soát công khai các doanh nghiệp, người sử dụng lao động chậm nộp, trốn đóng BHXH để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.

* Ba là, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Trong năm 2020, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng Bộ LĐ-TB&XH và ngành BHXH vẫn rất cố gắng, đã thực hiện 8.619 cuộc thanh tra. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ LĐ-TB&XH, một số bộ, ngành đã vào cuộc rất quyết liệt, chỉ ra được rất nhiều sai phạm và những tồn tại, hạn chế; kiến nghị, đề xuất nhiều nội dung cần phải truy thu. Tuy nhiên, việc thực hiện các khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, trong báo cáo cũng như trong phân tích đánh giá là chưa rõ. Mặc dù sau các đợt thanh kiểm tra, các đoàn có kết luận rõ ràng, tuy nhiên, chế tài để xử phạt hiện nay tôi thấy chưa đủ mạnh, nên tính chất răn đe chưa cao; tình trạng chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính cả giai đoạn 2016 - 2020 còn ở mức thấp, mới đạt 25,2% số tiền phải thu hồi. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cũng như người sử dụng lao động vẫn còn vi phạm, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích của người lao động. Trong bối cảnh như hiện nay, người lao động cũng là lực lượng yếu thế, tôi thiết nghĩ Chính phủ cần có sự phân tích, đánh giá, ban hành những chế tài thật nghiêm khắc, để triển khai thực hiện tốt hơn việc đóng BHXH trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, về báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020.

Tôi thống nhất cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ BHYT năm 2020. Tôi xin góp ý 2 nội dung:

Một là, tôi đề nghị cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện Quỹ BHYT để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm đã diễn ra trong thời gian qua. Qua số liệu thống kê và theo dõi tình hình thực tế tại các địa phương, thời gian qua còn nhiều vụ việc việc lập khống hồ sơ để hưởng chế độ BHYT. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng người nằm viện giảm, các cơ sở y tế hụt nguồn thu, nên nếu chúng ta không kiểm tra, giám sát tốt sẽ dẫn đến việc chính các cơ sở y tế sẽ làm những hồ sơ khống để chi trả bảo hiểm nhằm trục lợi, gây thất thoát quỹ, vì vậy, tôi đề nghị các cấp cần chỉ đạo quyết liệt nội dung này.

Hai là, thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 vừa được ban hành, đã tác động lớn tới thực hiện chính sách BHYT cho người dân đang sinh sống trên các địa bàn các tỉnh. Những xã về đích nông thôn mới người dân không được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT. Trong thực tế hiện nay tại các xã, đối tượng nghèo còn rất nhiều, họ không thể tự bỏ tiền để mua BHYT, điều này đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân ở các tỉnh miền núi. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ xem xét và cho kéo dài thời gian thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng này đến hết năm 2021. Thời gian tới, khi xây dựng chính sách BHYT nên quy định theo đối tượng hưởng và không nên quy định theo vùng, khu vực sẽ thiệt thòi cho những đối tượng nghèo.


Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục