(HBĐT) - Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, người dân xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã tự chế vũ khí để đánh giặc. Trong kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp thanh niên lên đường chiến đấu, tiếp tục thi đua đẩy mạnh sản xuất, củng cố hậu phương, góp sức cho tiền tuyến đánh thắng kẻ thù, xứng danh là quê hương anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ của huyện Mai Châu.


Phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ mới, nông dân xóm Tòng, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đầu tư chăn nuôi gà thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, đói khổ, nhưng với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, cũng như các địa phương của huyện Mai Châu, xã Tòng Đậu đã huy động lực lượng thanh niên lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam và thực hiện nghĩa vụ của "hậu phương lớn” đối với "tiền tuyến lớn". 210 thanh niên đã lên đường nhập ngũ, trong đó có 1 trung đội du kích gồm 13 người được tăng cường cho chiến trường Quảng Trị vào thời điểm cam go, ác liệt nhất năm 1972. 

Qua lời kể của cụ Hà Văn Uống, nguyên xã đội trưởng xã Tòng Đậu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khí thế, phong trào thi đua sản xuất, xây dựng kinh tế sôi nổi của Tòng Đậu ngày ấy được tái hiện rõ nét. Say sưa nghe cụ kể chuyện, chúng tôi như được sống lại những năm tháng chống Mỹ với những chiến dịch sản xuất Cù Chính Lan đợt 1, đợt 2, đợt 3. Rồi đến phong trào giải phóng đôi vai bằng những phương tiện sản xuất cải tiến, đưa giống mới vào sản xuất để tăng sản lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vừa dốc sức tham gia xung kích trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam, xã vừa chú trọng xây dựng lực lượng dân quân, sẵn sàng cho kháng chiến. 

Dân quân và thanh niên xã Tòng Đậu là những lực lượng đi đầu trong phong trào tòng quân ra tiền tuyến, góp sức vào cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xã đã đóng góp 720 tấn thóc, 4.000 ngày công lao động để thông đường 15 và đường 6. Quân và dân xã tham gia và trực tiếp chiến đấu 50 trận bắn máy bay Mỹ; 4 lần phối hợp vây bắt giặc lái... Với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, quân và dân Tòng Đậu đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại. Tháng 6/1962, xã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Tháng 8/1989, xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. 

Đồng chí Lộc Văn Tường, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã tự hào: Khi hòa bình lập lại, trong hơn 200 người con tỏa đi khắp các chiến trường đã có những người con không trở về. Những người con ở lại quê hương vững vàng viết tiếp trang sử vẻ vang, dốc sức dựng xây cuộc sống mới. Ngày nay, giữ vững và phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, với những đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Tòng Đậu không ngừng nỗ lực, vươn lên trên mọi mặt trận; tiếp tục xây dựng Đảng bộ, chính quyền TS-VM. Sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó của chính quyền và Nhân dân xã đã góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhân dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cho thu nhập cao được nhân rộng. Năm 2021, thu nhập bình quân toàn xã đạt trên 32 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,7%. Thành quả của những năm tháng hào hùng với những thành tựu đổi mới là tiền đề quan trọng để Tòng Đậu viết tiếp những trang sử vàng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Thu Hằng

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục