Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022), 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2022), 50 năm Chiến thắng " Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022), chiều 12/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 341.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 341. (Ảnh: TTXVN)

Cùng dự có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng; các tướng lĩnh, sĩ quan của Sư đoàn 341.

Cách đây 50 năm, theo yêu cầu cấp thiết của chiến trường, ngày 23/11/1972, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Sư đoàn Bộ binh 341 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, và ngay sau đó Sư đoàn đề nghị được mang tên Đoàn Sông Lam, tên dòng sông trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Kể từ đó, trang sử vẻ vang hào hùng của Sư đoàn gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Trong quá trình đó, Sư đoàn có 3.161 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh; 9.354 thương binh đã để lại một phần xương máu trên khắp các chiến trường.

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Sư đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước hai lần tuyên dương danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”; trao tặng 1 Huân chương Hồ Chí Minh; 2 Huân chương Chiến công hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác. Sư đoàn vinh dự được Nhà nước Campuchia trao tặng Huân chương chiến công Apsara hạng Nhất và Cờ thưởng Apsara.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)

Vui mừng gặp Đoàn đại biểu Cựu chiến binh Sư đoàn 341-Đoàn sông Lam Anh hùng, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thân ái gửi đến các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ và 10 nghìn hội viên Cựu chiến binh Sư đoàn 341 những lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm thân thiết, biểu dương sự tận tụy vì dân, vì nước của các thế hệ Sư đoàn.

Ôn lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta qua các cuộc kháng chiến với những mốc son chói lọi ghi vào lịch sử dân tộc, Chủ tịch nước khẳng định những đóng góp vô cùng to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân, mà nòng cốt là Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó có Sư đoàn 341. Dù có số tuổi còn trẻ so với nhiều Sư đoàn khác trong toàn quân, nhưng Sư đoàn 341 đã lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, luôn có mặt ở những chiến trường khó khăn, ác liệt nhất, tham gia đánh những trận đánh lớn, mang tính quyết định, góp phần làm thay đổi cục diện trên chiến trường. Đặc biệt là trận đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn, góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao các cựu chiến binh khi về với cuộc sống đời thường vẫn luôn phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết nghĩa tình giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, như thường xuyên tổ chức thăm động viên các gia đình chính sách, giúp đỡ các hội viên khó khăn về kinh tế, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, tiếp tục có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều cựu chiến binh dù tuổi cao, sức yếu, nhiều người đã qua đời, nhưng tinh thần, khí phách và truyền thống anh hùng của Sư đoàn 341 mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ mai sau.


Chủ tịch nước chụp ảnh cùng các cựu chiến binh Sư đoàn 341. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước mong muốn Ban Liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 341 tiếp tục giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ”, phát huy truyền thống và chiến công thời gian qua, luôn là tấm gương sáng cho gia đình, con cháu noi theo, góp phần cùng hệ thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ổn định, vững mạnh, xây dựng quê hương giàu đẹp. Ban Liên lạc có thêm nhiều hoạt động nghĩa tình đồng đội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, nhất là với những gia đình liệt sĩ, các hội viên là thương binh và hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Phát huy truyền thống 50 năm của đơn vị Anh hùng, trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị Đảng ủy, Chỉ huy và toàn Sư đoàn 341 tiếp tục rèn đức, luyện tài, lập công xuất sắc; quán triệt sâu sắc các chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân khu 4, tập trung xây dựng Đảng bộ Sư đoàn trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, quan tâm xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật. Sư đoàn cần có chủ trương lãnh đạo sát đúng, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; đồng thời quan tâm hơn nữa tới các cựu chiến binh Sư đoàn.

Về các kiến nghị của Ban Liên lạc Cựu Chiến binh Sư đoàn 341 tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tổng hợp, chuyển đến Bộ Quốc phòng nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục