(HBĐT) - Thông qua việc quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị gắn với kiểm tra, đôn đốc, Đảng bộ huyện Tân Lạc tiếp tục xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, đổi mới phương pháp làm việc theo hướng sâu sát, bám nắm cơ sở để kịp thời chỉ đạo nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022.


Diện mạo nông thôn xã Phong Phú (Tân Lạc) có nhiều đổi mới.

Đảng bộ huyện có 36 chi, đảng bộ trực thuộc với gần 6.500 đảng viên. Huyện uỷ đã ban hành các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV. BTV Huyện uỷ xác định những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt để tập trung chỉ đạo. Năm 2022, BTV Huyện uỷ ban hành 12 quy định, 10 chỉ thị để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các mặt công tác. Việc thực hiện các quy chế của BCH, BTV Huyện uỷ được thực hiện nghiêm túc. Thường trực Huyện uỷ giao ban hàng tuần theo đúng quy định, kịp thời nắm bắt tình hình, cho ý kiến xử lý những vấn đề phát sinh và định hướng những việc phải làm. Định kỳ BTV Huyện uỷ tổ chức kiểm điểm công tác lãnh đạo, điều hành trên các mặt công tác, báo cáo kiểm điểm trước BCH Đảng bộ huyện.

Huyện uỷ đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy định số 32-QĐi/TU của BTV Tỉnh uỷ về dự sinh hoạt chi bộ của cấp uỷ viên trong Đảng bộ tỉnh; thực hiện tốt việc tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Qua đó nắm bắt kịp thời, ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên; tuyên truyền, định hướng những chủ trương, chính sách phát triển KT-XH, giải quyết những vấn đề thực tiễn ở cơ sở. Thường trực Huyện ủy duy trì làm việc với UBND huyện 2 tuần/lần về thực hiện các nhiệm vụ KT-XH, tiến độ một số dự án, thu ngân sách nhà nước, xây dựng nông thôn mới (NTM), tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm và các nhiệm vụ trọng tâm khác... Theo đó, việc lãnh đạo các nhiệm vụ chính trị có chuyển biến rõ rệt. Huyện Tân Lạc là địa phương thực hiện tốt Nghị quyết số 830 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Từ 25 đơn vị hành chính đã giảm còn 16 đơn vị, số lượng cán bộ, công chức diện sắp xếp giảm từ 200 người còn 12 người. Bộ máy cấp uỷ, chính quyền cơ sở cơ bản đi vào hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Năm 2022, dự kiến có 14/16 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện đề ra. Các mặt công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ tiếp tục có chuyển biến. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp có tiến bộ rõ rệt. Tình hình chính trị, an ninh trật tự ổn định, nội bộ cấp uỷ, chính quyền đoàn kết, thống nhất vì nhiệm vụ chung. Với sự chỉ đạo tập trung và hiệu quả, huyện có 9/15 xã đạt chuẩn NTM. Sản phẩm bưởi đỏ của huyện đã xuất khẩu sang châu Âu, mở ra cơ hội rất lớn để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá có thế mạnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35,5 triệu đồng, hộ nghèo còn 12,6%. Các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Mường được bảo tồn, phát triển.

Đồng chí Bí thư Huyện uỷ Đinh Anh Tuấn cho biết: Đảng bộ huyện tiếp tục cụ thể các chỉ thị, nghị quyết của T.Ư phù hợp với điều kiện của địa phương để tập trung lãnh đạo các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người có chức vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột phá. Đối với phát triển du lịch sẽ cụ thể nghị quyết, đề án của tỉnh về phát triển du lịch các xã vùng cao, tổ chức lễ hội Khai hạ cấp tỉnh, tạo sự lan toả về văn hoá Mường Bi để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, cải thiện đời sống Nhân dân. Quan tâm quản lý đất đai, môi trường, phối hợp các ngành hữu quan, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đô thị, công nghiệp, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Lê Chung


Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục